Định hướng phát triển du lịch bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 68)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Cửu Long

Hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn đem đến cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nhiều cơ hội cho sự phát triển. Hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2020, cùng với làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long, kèm theo đó là số lượng khách quốc tế đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau sẽ ngày một gia tăng. Trong xu thế hội nhập, khi hàng không và hàng hải của Đồng bằng sông Cửu Long được đáp ứng đầy đủ thì không gian phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn bó hẹp trong vùng Nam Bộ, các liên kết vùng không chỉ dừng lại ở mối liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh hay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mà còn được mở ra không gian rộng lớn của khu vực ASEAN với 600 triệu dân, và rộng hơn nữa, theo luồng hàng hải nối liền Đông - Tây, vành đai Thái Bình Dương...

Hướng tới mục tiêu phát triển một ngành du lịch bền vững mang thương hiệu Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam đang hoàn thiện đề án "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và Tầm nhìn 2030"; đề án "Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020". Theo đề án này ngành du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long được ưu tiên phát triển hàng đầu, trong đó chú trọng phát triển du lịch bền vững. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã thông qua quy hoạch phát triển du lịch chung cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo định hướng các đề án trên, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch sau:

- Du lịch sinh thái dã ngoại cảnh quan thiên nhiên gắn với vùng sông nước, miệt vườn.

69

- Du lịch cộng đồng trên cơ sở phát triển làng nghề cổ truyền với nhiều lễ hội truyền thống đặc trưng.

- Du lịch tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử, du lịch hành hương tín ngưỡng. - Du lịch công vụ, thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm.

Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững chung, đó là sự hài hòa giữa môi trường, kinh tế và xã hội. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn vùng một cách bền vững.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh An Giang

Theo định hướng phát triển các ngành kinh tế của An Giang, tỉnh đã xác định:

"Phát triển du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành, mở rộng tour tuyến để tăng nguồn thu cho ngành du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững".

An Giang là thành phố lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng du lịch tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Ngành kinh tế du lịch An Giang có điều kiện phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Phát triển ngành du lịch An Giang trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính sau:

- Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố xứng đáng là trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển du lịch An Giang trên quan điểm bảo vệ cảnh quan, sinh thái, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại...

- Nhận thức đúng mức vị trí, tầm quan trọng của du lịch trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của một thành phố lớn thuộc khu vực Đồng bằng

70

sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tăng cường đầu tư cả nhân lực, tài lực và cơ chế chính sách để thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Phát triển du lịch bền vững, theo đúng quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch hội nghị hội thảo, đi đôi với phát triển nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện đại hấp dẫn để thu hút du khách.

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

- An Giang cần mở rộng các tuyến du lịch quốc tế thu hút khách thuộc khối ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á - Thái Bình Dương, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch bao gồm du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị,...

- Với vị trí quan trọng về mặt địa lí cũng như vị trí trong nền kinh tế khu vực, tài nguyên du lịch phong phú, An Giang cần tổ chức các loại hình du lịch chủ yếu như sau:

+ Du lịch công vụ, thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm.

+ Du lịch tham quan, nghiên cứu sông nước đồng bằng sông Cửu Long. + Du lịch văn hóa lễ hội và tâm linh.

+ Du lịch nghỉ dưỡng thể thao, vui chơi giải trí. + Du lịch mua sắm.

+ Du lịch sinh thái, cắm trại.

Như vậy, theo định hướng phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông cửu Long và định hướng phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang, có thể thấy các định hướng này đều tập trung phát huy các thế mạnh của địa phương để xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững.

Dựa trên cơ sở các định hướng này, chúng tôi đề ra một số định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch và giải pháp để thực hiện các giải pháp này như sau.

71

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 68)