Các di tích lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 43)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Các di tích lịch sử, văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hóa do con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.

44

An Giang hiện có 1.198 di tích, trong đó có 26 di tích được công nhận cấp quốc gia và 46 di tích được công nhận cấp tỉnh. Việc nghiên cứu và lưu trữ thông tin về di tích đã được Bảo tàng An Giang thực hiện khá tốt, việc giới thiệu các di tích đến với công chúng cũng đã được Sở Văn hóa - Thông tin chú trọng. Các di tích này là một phần không thể thiếu trong các tuyến điểm du lịch ở An Giang.

Một số di tích văn hóa, lịch sử ở An Giang phân bố trên địa bàn tỉnh như sau: - Bia Thoại Sơn: Nằm dưới chân núi Sập, trong đình Thoại Sơn thuộc thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 28km. Bia Thoại Sơn do Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) dựng năm 1822 và là một trong hai công trình di tích lịch sử và bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia của tỉnh. Khi du khách đến khu du lịch thoại sơn thì không thể không khám phá một di tích lịch sử có giá trị này.

- Di tích Cột dây thép: Là một hệ thống gồm hai cột dây thép đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đây là nơi được chọn treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang. Cột Dây Thép phản ánh giá trị rất cao về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong những ngày đầu thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Di tích này cũng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nằm gần trung tâm huyện Chợ Mới nên rất thuận tiện để tổ chức các tour du lịch tham quan di tích này.

- Di tích Quản cơ Trần Văn Thành: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành nằm giữa đồng lúa Lạng Vinh, thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Lễ vía ông hàng năm được tổ chức long trọng vào ngày 21 và 22 tháng 2 âm lịch theo nghi thức cổ truyền để tưởng niệm và ôn lại một thời chiến đấu oanh liệt của Đức cổ quản và nghĩa quân. Di tích này được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích chỉ nằm cách thành phố Long Xuyên khoảng 50km nên rất thuận tiện cho việc tham quan, nghiên cứu của khách du lịch.

- Khu di tích lịch sử Tức Dụp: Khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khu di tích đồi Tức Dụp là một di

45

tích lịch sử cấp quốc gia, nằm cách thị trấn Tri Tôn khoảng 18km nên rất thuận tiện cho việc tham quan.

- Khu tưởng niệm Tôn Đức Thắng: Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, trên cù lao Ông Hổ. Tại đây có đền thờ, nhà lưu niệm và ngôi nhà gỗ cổ là nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống thời thơ ấu. Do nằm trong thành phố Long Xuyên và thuộc làng du lịch Mỹ Hòa Hưng nên đây là điểm đến lý tưởng của du khách khi du lịch đến An Giang. Khu tưởng niệm Tôn Đức Thắng có giá trị lịch sử rất lớn vì ông chính là một vị lãnh đạo của nước ta và là bạn của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Nhà bảo tàng An Giang: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang tọa lạc bên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nhà bảo tàng tỉnh An Giang là nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hóa và quá trình phát triển của tỉnh An Giang. Khi đến nhà bảo tàng, du khách sẽ được tái hiện lại toàn bộ quá trình phát triển của tỉnh qua từng giai đoạn. Nhà bảo tàng là điểm đến lí thú cho du khách muốn tiềm hiểu về những giá trị nổi bật của nhân dân và lịch sử tỉnh An Giang.

- Nhà mồ Ba Chúc: Nhà mồ Ba Chúc nằm tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 7km. Đây là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân Ba Chúc. Đây là khu vực được công nhận là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt.

An Giang là một địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn với truyền thống hào hùng cho nên không chỉ phát huy tốt những giá trị truyền thống đó, tỉnh còn đưa những di tích lịch sử, văn hóa này vào phát triển du lịch một cách tích cực và hiệu quả. Hầu hết các di tích văn hóa lịch sử của tỉnh đều được đưa vào khai thác trong du lịch, mỗi di tích đều có một thế mạnh riêng của nó và là một thành phần không thể thiếu trong các tour du lịch. Các di tích được phân bố rộng khắp tại các khu du lịch, các thị trấn của tỉnh nên cũng có những điều kiện thuận lợi khi tổ chức tham quan. Hàng năm, An Giang thu hút một lượng khách lớn từ các nơi đổ về tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tạo cho du lịch một nguồn thu đáng kể, từ đó cho thấy tầm quan trọng của những di tích này trong việc phát triển du lịch.

46

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)