Thị trường và sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 73)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Thị trường và sản phẩm du lịch

Cần có định hướng và chính sách phù hợp cho từng thị trường, chủ động tìm kiếm phát triển hợp tác và mở rộng thị trường.

Thị trường khách nội địa: Mãng du lịch nội địa trước đây chưa được chú ý nghiên cứu nhiều để thỏa mãn nhu cầu của khách thì nay sẽ là điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của du lịch An Giang, tập trung khai thác:

- Khách du lịch tham quan miệt vườn sông nước theo các chương trình tour của các hãng lữ hành.

- Khách du lịch thương mại hội nghị, triển lãm, hội thảo,... - Khách du lịch lễ hội tín ngưỡng.

- Khách nghỉ dưỡng cuối tuần và quá cảnh.

Thị trường inbound (đón khách nước ngoài vào): cần quan tâm đến nhu cầu đa dạng của du khách để tập trung quảng bá phù hợp từng thị trường:

+ Thị trường Asean (Thái Lan, Campuchia, Singapore, Malaysia,...). + Thị trường Tây Âu (Pháp, Anh, Hà Lan, Đức,...).

74 + Thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada,...).

+ Thị trường Đông Á, Thái Bình Dương (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Đài Loan,...).

Trên cơ sở nhu cầu của khách, phát triển các loại hình lưu trú và dịch vụ phù hợp, ngoài ra cần có chính sách về các dịch vụ: ngân hàng, bảo hiểm, y tế, siêu thị, hàng lưu niệm và các chương trình khuyến mãi... nhằm tạo môi trường du lịch thân thiện, thu hút khách.

Thị trường outbound (đưa khách ra nước ngoài):

+ Thị trường ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Singapore...

+ Thị trường Đông Á - Thái Bình Dương: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc...

Có thể thấy sản phẩm du lịch An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khá trùng lấp, thiếu cái mới. Các sản phẩm du lịch này đang khai thác dưới dạng "thô" chưa đầu tư nhiều "chất xám". Trong khi đó nhiều cái có sẵn nhưng chưa khai thác được như: phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư nâng cấp các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Khơmer, Chăm để phục vụ du lịch. Để du lịch An Giang mang khuôn mặt mới, hấp dẫn hơn cần nâng cao tính chuyên nghiệp, dựa trên thế mạnh tiềm năng, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm đã có, cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch An Giang thông qua các hình thức sau đây:

- Đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống của An Giang như du lịch sông nước, du lịch sinh thái vùng đồi núi, du lịch vườn, du lịch văn hóa truyền thống, du lịch lễ hội kết hợp với loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng...,

- Tổ chức lại để khai thác có hiệu quả hơn các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí trên ở các khu du lịch lớn như Khu du lịch Núi Sam, núi Cấm,... hệ thống các điểm khu du lịch vườn, khu vui chơi giải trí.

- Kết hợp với chính quyền và đoàn thể địa phương để có chính sách khuyến khích đầu tư khôi phục nghề đan lợp, làm lưỡi câu, làm lưới cá,... ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân.

- Nghiên cứu đầu tư phát triển dịch vụ xe xích lô chất lượng cao phục vụ khách du lịch tham quan vòng quanh thành phố Long Xuyên (city tour).

75

- Đầu tư và nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử và các hoạt động du lịch sông nước miệt vườn của thành phố như: ngồi du thuyền ngắm sông nước - nghe đơn ca tài tử - tham quan chợ nổi trên sông - vườn cây ăn trái,... thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của thành phố để thu hút khách.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 73)