Các khu dul ịc hở AnGiang

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 58)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Các khu dul ịc hở AnGiang

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 khu, 4 điểm du lịch chính. Ở mỗi khu, điểm du lịch có những sức hấp dẫn riêng.

- Khu du lịch Núi Sam:

Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang Thành phố Long Xuyên khoảng 60km đi về hướng Tây theo Quốc lộ 91 là Núi Sam. Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m). Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa

59

được Bộ Văn Hóa – Thể Thao - Du Lịch công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang... và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ...

Khu du lịch Núi Sam gồm các điểm du lịch như Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam, Chùa Tây An, Chùa Hang, Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đối tượng khách đến tham quan chủ yếu là khách hành hương, tham quan lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ và khách tìm hiểu về văn hóa lịch sử. Hằng năm tại đây đón khoảng trên dưới 3 triệu lượt khách đến tham quan du lịch.

- Khu du lịch Núi Cấm:

Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi cấm cách trung tâm Thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 đến Châu Đốc rồi đi Tịnh Biên. Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, có nhà hàng Kaolin phục vụ các món ăn đặc sản vùng sơn cước.

Hằng năm, khu du lịch Núi Cấm đón khoảng trên dưới 1 triệu lượt khách đến tham quan du lịch. Đối tượng khách chủ yếu là khách du lịch hành hương, tham quan du lịch, nghĩ dưỡng, cúng viếng chùa, vui chơi giải trí. Trong khuôn viên khu du lịch có các điểm tham quan như: suối Thanh Long, Chùa phật lớn với tượng phật Di Lặc cao lớn nhất Đông Nam Á, Chùa Linh Ứng với cảnh quan thật sự mát mẻ và thanh tịnh thích hợp với khách du lịch hành hương và nghỉ dưỡng.

- Khu du lịch Đồi Tức Dụp:

Đồi Tức Dụp là một ngọn đồi của núi Cô Tô thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn. Ngọn núi nằm trong dãy Thất sơn hùng vĩ. Đồi Tức Dụp cao 2l6m, diện tích trên 2km2. Ngọn đồi tuy nhỏ nhưng được thiên nhiên cấu trúc rất độc đáo, bao gồm hệ thống nhiều hang sâu, động lớn, ngõ ngách chằng chịt như mạng nhện bởi các tảng đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau.

Đồi Tức Dụp được giữ gìn, tôn tạo và mở rộng để trở thành di tích lịch sử phục vụ du lịch, đón khách đến tham quan, tìm hiểu những bí ẩn bên trong ngọn đồi, thư giãn cùng cảnh quan đẹp, không khí trong lành, vui chơi giải trí, leo núi dã ngoại, xem thú hoang dã, ăn uống đặc sản miền quê, nghe đơn ca tài tử...

60 - Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư:

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên có diện tích 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm, nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam và được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan vào năm 2005. Thảm thực vật rừng tràm có đến 140 loài, trong đó có đến 79 loài dược liệu. Tuy nhiên, với quần thể thực vật thân gỗ thì cây tràm chiếm vị trí độc tôn và quy tụ thành một cánh rừng mênh mông. Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư thu hút rất nhiều khách du lịch bởi nơi đây có những dịch vụ phục vụ du khách đi xuyên qua rừng tràm để ngắm phong cảnh thiên nhiên của vùng này.

- Khu du lịch Thoại sơn:

Khu du lịch Thoại Sơn có các điểm tham quan như Nhà trưng bày cổ vật ốc Eo, hang Ông Hổ, Bàn Chân Tiên, Thạch Đại Đao, Linh Sơn tự. Trên đỉnh cao nhất của dãy Ba Thê có tên Chót Ông Tà là nơi thờ Thần núi.

Ngoài ra còn có các hồ như hồ số 1, hồ số 2 và hồ ông Thoại. Tại đây, du khách có thể bơi thuyền, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm.

- Điểm du lịch Nhà Mồ Ba Chúc:

Nhà mồ Ba Chúc thuộc xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7km, đây là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân Ba Chúc.

Hàng năm vào những ngày giỗ kỷ niệm những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cúng tế và gọi đây là ngày hội căm thù. Nhiều đoàn khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan nhà mồ đều bùi ngùi cảm động thương tiếc những người đã chết.

- Điểm du lịch Hồ Soài So:

Soài So là tên của một hồ nước rộng lớn, khoảng 5 ha, có dung tích khoảng 400.000m3 Soài So là một điểm tham quan du lịch vừa được tỉnh An Giang đưa vào khai thác trong những năm gần đây. Điểm du lịch này thuộc huyện Tri Tôn, nằm trong quần thể các khu du lịch nổi tiếng của Tri Tôn xưa và nay.

61

Hiện nay, khu du lịch Soài So là một trong những điểm tham quan lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn bởi ngoài phong cảnh hữu tình, sự hùng vĩ của thiên nhiên, nơi đây còn có một bầu không khí trong lành, thuần khiết giúp du khách dễ dàng thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc...

- Trung tâm thông tin du lịch cộng đồng Châu Phong và Mỹ Hòa Hưng: Trung tâm Thông tin Du lịch cộng đồng người Kinh tại xã Mỹ Hòa Hưng có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với môi trường trong lành và gắn liền với khuôn viên của khu lưu niệm Bác Tôn nơi du khảo về nguồn lý tưởng. Từ lâu đã là địa chỉ du lịch nổi tiếng với các dịch vụ "Homestay" (ở nhà dân) cùng ăn, cùng ở, cùng làm, một ngày làm người dân bản xứ cùng tham gia làm cá, làm lúa, tham gia làm vườn, đi chợ làng quê của người địa phương, tham quan làng bè, chợ nổi, hít thở không khí trong lành, làng quê yên tĩnh, đạp xe đi quanh làng mạc thanh bình, thưởng thức những món ăn dân dã địa phương, xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc Kinh. Hiện nay loại hình du lịch này hiện đang rất được du khách rất ưa chuộng.

- Khu lưu niệm Bác Tôn:

Khu lưu niệm Bác Tôn thuộc cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, An Giang. Đây là nơi lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn và các di vật ngày xưa của Bác. Ngôi nhà được Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1984. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm khu lưu niệm Bác Tôn có hơn 200.000 lượt khách đến thăm viếng. Đây cũng là địa điểm các cơ quan, đoàn thể tỉnh An Giang đến làm lễ dâng hương, báo công, kết nạp đảng viên, đoàn viên... Hiện nay, Cù lao Ông Hổ đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa, giáo dục truyền thống về nguồn. Cứ đến dịp lễ, Tết, đặc biệt là vào những ngày tháng Tám mùa thu, du khách khắp nơi lại nô nức xuống phà Ô Môi qua sông Hậu để đến với cù lao Ông Hổ.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 58)