Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch AnGiang

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 65)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch AnGiang

Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan đặc thù với núi rừng, sông nước và nhiều di tích văn hóa lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật thuận lợi để phát triển du lịch. Với vị trí nằm ở thượng nguồn sông Mê Kông, giao

66

thông thủy bộ đều thuận tiện thông thương trong tỉnh và liên vùng, với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có các cửa khẩu quốc tế, là điều kiện để An Giang phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn một cách toàn diện, trong tương lai An Giang sẽ là cầu nối đồng thời là trung tâm để quan hệ với tiểu vùng sông Mê Kông gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khác.

So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói An Giang đã và đang khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương với những loại hình du lịch hấp dẫn để thu hút du khách, riêng các tour, tuyến trên địa bàn đã được kết nối thành tour, tuyến liên hoàn trong và ngoài tỉnh. Với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hóa lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trải đều trên khắp tỉnh đã được Bộ văn hóa công nhận và xếp hạng, với hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước, khám phá tập quán sinh hoạt trên sông của dân bản địa.

Trong các năm qua lượng khách đến các khu, điểm du lịch đều tăng và duy trì ở mức ổn định, lượt khách tham quan các khu, điểm du lịch trung bình hàng năm ước tính khoảng 4 triệu lượt khách. Vì thế, trong những năm gần đây An Giang đã có nhiều cố gắng, nổ lực để phát triển du lịch nhằm xây dựng An Giang trở thành điểm đến của Đồng bằng sông Cửu Long đón chào khách du lịch trong và ngoài nước. Cụ thể, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn đã quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng qui mô kinh doanh của đơn vị, nhằm khai thác tiềm năng đặc trưng của cảnh quan môi trường sinh thái, sinh hoạt văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống, các sự kiện du lịch có qui mô lớn của tỉnh,...

Trên cơ sở xác định phát triển du lịch là một thế mạnh của tỉnh, nên An Giang đã tập trung đầu tư, khai thác để phát triển rộng các khu di tích văn hóa lịch sử như: núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp, khu lưu niệm Bác Tôn, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư,... Các hoạt động du lịch An Giang hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của du khách đến với tỉnh, đây là bước chuyển biến tích cực trong hoạt động của ngành, đó là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa tự nhiên và văn hóa xã hội. Tuy nhiên, điểm hạn chế là lao động du lịch còn chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, các doanh nghiệp chưa chủ động và có kế hoạch đào tạo cụ thể, chưa bồi dưỡng tốt cho nguồn nhân lực du lịch. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên

67

môn nghiệp vụ còn yếu, thiếu, chưa theo kịp nhu cầu phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên làm công tác phục vụ khách du lịch. Một hạn chế khác là An Giang chưa thu hút được sự đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực du lịch do điều kiện về vị trí, cơ sở hạ tầng, cơ chế, thủ tục hành chính,.. còn khó khăn.

68

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC

LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH AN GIANG THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 65)