Đánh giá về tài nguyên du lịch và sự phân bố tài nguyên du lịc hở An

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 55)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Đánh giá về tài nguyên du lịch và sự phân bố tài nguyên du lịc hở An

lịch ở An Giang

An Giang có thế mạnh về tự nhiên, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ thống cồn dọc sông Hậu, với những vườn cây trái bốn mùa, những làng nghề đặc trưng Nam Bộ, Ngoài ra, An Giang có thành phố Long Xuyên là một trong những thành phố lớn trong khu vực, là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật..., chính vì thế An Giang hoàn toàn có điều kiện để phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch khác

56

nhau. Tài nguyên du lịch An Giang có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc tổ chức phát triển du lịch.

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên tự nhiên An Giang có đặc điểm riêng biệt của một vùng sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt và những vườn cây trái trù phú, khí hậu mát mẽ, ít gió to và không có bão, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Địa hình đồi núi là một thế mạnh của tỉnh, với hệ hống các núi như núi Sam, núi Cấm, núi Cô Tô,... là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch trên núi. Điều này rất lạ và thú vị đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn cũng khá phong phú An Giang là nơi sinh sống của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer và có bề dày lịch sử trong các cuộc kháng chiến của dân tộc nên đã để lại nhiều di tích lịch sử. Bên cạnh đó với quá trình khai phá và sinh sống lâu đời nên đã hình thành nên các làng nghề truyền thống, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật... Với tài nguyên này là điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch của tỉnh.

+ Về cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở An Giang cũng khá đồng bộ, hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ khá tốt. Tuy nhiên giao thông hàng không chưa phát triển cũng ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển chung của tỉnh. Hệ thống nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí tương đối nhiều nhưng nhìn chung quy mô còn rất nhỏ và chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố Long Xuyên, những nơi còn lại rất hạn chế, đặc biệt là những nơi có khác khu du lịch tương đối lớn.

- Khó khăn:

+ Mặc dù địa hình có cả đồng bằng phù sa màu mở và đồi núi rất thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng việc khai thác các tài nguyên này vẫn còn ở dạng tự phát, chưa có những chiến lược đầu tư phát triển lâu dài. Ví dụ tại các khu du lịch như núi Sam, núi Cấm, khách du lịch chỉ đông đúc vào mùa lễ hội. Điều này chứng tỏ vẫn chưa tận dụng hết thế mạnh về mặt địa hình của tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đối với khu vực đồng bằng, đặc biệt là khu vực có các cồn phù sa nằm dọc sông Hậu. Các hoạt động du lịch đơn thuần ở đây chỉ là dựa vào một số khu di tích và tận dụng thế mạnh về các loại cây ăn trái để khai thác du lịch. Hoạt động kiểu này rất

57

giống với các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long nên chưa tạo ra dấu nhấn riêng cho tỉnh. Hơn nữa, ở khu vực này thường xuyên ngập nước trong mùa lũ nhưng vẫn chưa có hình thức du lịch nào để khai thác thế mạnh này.

+ Nhìn chung, tài nguyên du lịch của tỉnh tương đối đa dạng nhưng phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, những khu du lịch thường rất nhỏ lẻ và dịch vụ du lịch tại đây chưa thật sự tốt. Các khu du lịch vùng núi thì có sự tương đồng nhau rất lớn nên khó có thể tạo ra sức hấp dẫn trong các tour du lịch.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)