Nhân tố chính trị

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 30)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Nhân tố chính trị

Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa to lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Theo Bậc thang nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được an toàn (không phải lo lắng, sợ hãi điều gì) là nhu cầu cơ bản xếp thứ hai sau nhu cầu sinh học. Vì vậy, khi có một thông tin bất ổn về chính trị, xã hội xảy ra tại một điểm du lịch nào đó thì khó có thể thu hút được khách du lịch tới điểm đó. Không khí chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa chính trị giữa các dân tộc. Một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ có bầu không khí chính trị hòa bình và ổn định kết hợp với các tài nguyên du lịch sẵn có của lãnh thổ sẽ tạo nên sức hấp dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân - các khách du lịch tiềm năng. Tại những vùng không có những biến cố về chính trị, quân sự họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng và họ có điều kiện đi lại tự do

31

mà không có cảm giác lo sợ, có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương mà không bị cản trở bởi sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo nào. Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn. Điều này giải thích tại sao các tổ chức quốc tế phát động năm 1987 là năm du lịch quốc tế dưới khẩu hiệu "Du lịch là giấy thông hành của hòa bình".

Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu tại phạm vi một lãnh thổ nào đó xảy ra các sự kiện (như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến, khủng bố...) làm xấu đi tình hình chính trị, hòa bình và ổn định thì sẽ trực tiếp và gián tiếp làm giảm sức hút du lịch, ảnh hưởng xấu đến lượng khách du lịch cũng như các công trình du lịch, lưu thông và cả môi trường tự nhiên. Nam Tư, Ai Cập hay đất nước Thái Lan trong những năm gần đây là những ví dụ về tác động của tình hình an ninh chính trị đến du lịch. Trước thập kỷ 90, Nam Tư là một điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới nhưng do tình trạng bất ổn chính trị, chiến tranh nên đến nay hoạt động du lịch ở Nam Tư hoàn toàn trở nên mờ nhạt. Thái Lan, đất nước hàng năm thu hút một lượng khách du lịch lớn với những dịch vụ du lịch độc đáo nhưng hiện nay do sự xung đột giữa các đảng phái khiến cho lượng khách du lịch giảm một cách đáng kể. Ngành du lịch của Thái Lan chiếm 5% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra 2 triệu việc làm, chiếm tới 7% trong tổng số lực lượng lao động của cả nước. Theo chủ tịch Hiệp hội các công ty du lịch Thái Lan Apichart Sankary, nhiều đoàn khách đã hủy chuyến đến Thái trong khi những du khách đang ở Bangkok hối hả rời khỏi nơi này. Ông Kongkrit Hiranyakit, chủ tịch Hội đồng du lịch Thái Lan, khẳng định tình hình căng thẳng trong những ngày qua cùng với việc hai sân bay đóng cửa trước đây đã khiến doanh thu từ du lịch sụt giảm 1/3, tương đương 4,2 tỉ USD. Tình trạng này có thể kéo theo 200.000 người trong lĩnh vực khách sạn bị mất việc và các công ty kinh doanh liên quan đến ngành du lịch - lĩnh vực tạo công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu người Thái - bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như vậy, rõ ràng nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch và đến lượt mình du lịch thực sự là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu hơn về giá trị văn hóa, giúp

32

các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Và hơn hết, thông qua hoạt động du lịch quốc tế con người thể hiện khát vọng tạo lập và chung sống trong hòa bình.

1.3.5. Đường lối, chính sách

Trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du lịch sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển du lịch. Đường lối chính sách ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch một quốc gia hoặc một đơn vị hành chính cụ thể. Ở các nước có ngành du lịch phát triển đứng hàng đầu thế giới là những nước có nhiều chính sách quan tâm đầu tư phát triển du lịch, có hệ thống văn bản pháp luật, quy phạm hoàn thiện làm hành lang pháp lí cũng như sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng trong những điều kiện, hoàn cảnh mới là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển.

Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. một số nước ở Đông Nam Á từ thập niên 80 của thế kỷ XX như Thái Lan, Malayxia, Xingapo... đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách phù hợp, đúng đắn, quan tâm đầu tư phát triển du lịch nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Ngược lại, ở nhiều nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch song do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp như Ấn Độ, Braxin... nên ngành du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

1.3.6. Một số nhân tố khác

Ngoài các nhân tố trên thì tình hình thiên tai, dịch bệnh hay các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và quốc tế... có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Đặc biệt các nhân tố này xuất hiện ngoài dự tính và tầm kiểm soát của con người gây

33

khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du lịch. Nó đe dọa đến sức khỏe, an toàn tính mạng, tâm lí hay khả năng tài chính của người dân, là vấn đề rất nhạy cảm với hoạt động du lịch, kìm hãm sự phát triển của du lịch ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ.

1.4. Phát triển du lịch bền vững

1.4.1 Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai…"

Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.

Phát triển bền vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hội bước vào thế kỉ 21. Vấn đề ô nhiễm môi trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt.

Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản:

• Kinh tế bền vững

• Xã hội bền vững • Môi trường bền vững

Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài

34

nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triến con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.

Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.

1.4.2. Phát triển du lịch bền vững

1.4.2.1. Khái niệm

Khái niệm du lịch bền vững xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế thì "Du lịch bền vững là việc đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai".

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng có thể đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. - Cải thiện tính công bằng trong xã hội.

35 - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. - Duy trì chất lượng môi trường.

Chiến lược để đạt đến du lịch bền vững chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đang cần cố gắng để chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống đòi hỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường, tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hóa phải được bảo vệ; phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. Những nguyên tắc này của tính bền vững cần phải được triển khai trong toàn bộ lĩnh vực phát triển du lịch.

1.4.2.2. Những nguyên tắc của du lịch bền vững

- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.

- Giảm tiêu thụ quá mức và xã thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng nâng cao chất lượng du lịch.

- Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.

- Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. - Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.

- Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

36

- Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.

- Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.

- Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

1.4.2.3. Các biện pháp nhằm đạt đến sự bền vững trong du lịch

- Tiếp thị và nhãn sinh thái:

Chiến lược tiếp thị cho du lịch bền vững cung cấp đầy đủ và chân thực các thông tin về sản phẩm du lịch, xác định, đánh giá và xem xét toàn diện về cung ứng các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Mục tiêu chính của quá trình tiếp thị là làm cho du khách nhận thức rõ ràng những tác động có thể gây ra cho môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội, huấn luyện du khách trước khi họ lên đường, làm cho hoạt động du lịch phù hợp với khả năng của du lịch về mặt quy mô, số lượng và loại hình du lịch.

Nhãn sinh thái của sản phẩm du lịch nhằm tăng cường chiến lược tiếp thị định hướng vào bảo vệ chất lượng môi trường. Nguyên tắc của nhãn sinh thái dựa trên việc xác định các tiêu chuẩn môi trường có thể ứng dụng cho sản phẩm và dịch vụ du lịch.

- Phát triển một số chính sách tiêu thụ có ý nghĩa môi trường:

Chính sách tiêu thụ xanh vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh du lịch vừa cho nền kinh tế địa phương. Nguyên tắc cơ bản của chính sách này là:

+ Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây nguy hại cho môi trường (thú nhồi bông, thịt thú rừng, vật lưu niệm làm từ san hô,...).

+ Chỉ mua những thứ thật sự cần và nên ở dạng hàng rời. + Tránh các hàng hóa quá nhiều bao bì.

+ Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế.

+ Mua các sản phẩm chất lượng tốt, dùng bền, có thể sửa chữa. + Mua các sản phẩm địa phương.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)