L ỜI CẢM ƠN
6. Cấu trúc luận văn
2.2.2.3. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống
An Giang có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt... mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo. Toàn tỉnh hiện nay có 82 làng nghề truyền thống gắn với dịch vụ phát triển du lịch. Một số làng nghề tiêu biểu như:
- Lụa Tân Châu: Từ xưa, Tân Châu đã nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Đây cũng chính là nơi sáng tạo nên loại lụa Mỹ A nổi tiếng một thời. Lụa Tân Châu nổi tiếng nhờ dệt bằng tơ tằm. Những sản phẩm bền và đẹp như hiện nay là kết quả của cả một quá trình người làng nghề không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và luôn tìm ý tưởng sáng tạo nên những mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chiếu Tân Châu: Từ rất lâu người dân Tân Châu đã dệt ra những manh chiếu trắng dùng trong sinh hoạt. Chiếu này được dệt từ sợi lát, là loại chiếu có màu trắng hình thức giản đơn, chất lượng trung bình.
- Làng dệt thổ cẩm Châu Phong: Dân tộc Chăm ở An Giang có trên 12.000 người, sống tập trung thành ấp hay liên ấp, xen kẽ trong những xã của người Kinh. Địa bàn dân cư ấy trải dài từ khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia đến ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, huyện Phú Tân, nằm bên kia sông ngang thị xã Châu Đốc. Tộc người Chăm thường sống thành cụm ven sông. Đàn ông đánh bắt thủy sản, còn phụ nữ Chăm do tục cấm cung nên thường ở nhà dệt vải. Sản phẩm của phụ nữ Chăm được dệt nên bởi chất liệu tơ, sợi. Điểm nổi bật của sản phẩm dệt Chăm là nhuộm bằng chất liệu có từ thiên nhiên như mủ cây, vỏ cây và trái cây.
- Làng nghề mộc Chợ Thủ, xã Long Điền A: Xã Long Điền A nằm giữa hai thị trấn Chợ Mới và Mỹ Luông là hai đầu nối thuận lợi cho việc buôn bán và trao đổi hàng hóa. Làng nghề mộc Chợ Thủ Xã Long Điền A tập trung ở 04 ấp là Long Bình, Long Định, Long Thuận 1, Long Thuận 2 với 1.369 hộ tham gia nghề mộc. Sản phẩm của
48
làng nghề rất đa dạng kể cả đồ chạm trổ nói chung là đồ trang trí nội thất, gồm các chủng loại gỗ khai thác từ rừng, gỗ công nghiệp, nhôm, mica và cimen...
Phát triển du lịch gắn với làng nghề không đơn thuần chỉ là trình diễn và bán sản phẩm. Du lịch làng nghề phải gắn với không gian văn hóa của mỗi làng nghề, đó là các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội của cộng đồng dân cư sống trong làng nghề đó. Du khách đến tham quan ngoài việc chiêm ngưỡng các quy trình để làm ra sản phẩm hoặc đích thân tham gia vào quy trình sản xuất sẽ được hòa mình vào với không gian văn hóa, kiến trúc của làng nghề để cảm nhận tận cùng những nét văn hóa ẩn chứa trong từng sản phẩm.
Hiện tại, du lịch An Giang đã tận dụng tốt sự kết hợp này, đem những làng nghề truyền thống vào phát triển du lịch, nhằm tạo việc làm cho người dân địa phương, thu hút khách du lịch, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh du lịch của An Giang đến với du khách, biết được những đặc trưng văn hóa, sinh hoạt sản xuất của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển làng nghề phục vụ cho du lịch thì hoạt động du lịch đôi khi cũng ảnh hưởng ngược trở lại, đó là do sự tập trung đông khách du lịch vào các làng nghề, làm mất đi tính tự nhiên, hoặc do sự xuất hiện của các dịch vụ phục vụ du khách làm cho các làng nghề truyền thống không còn mang tính đặc trưng riêng của mỗi nghề.