L ỜI CẢM ƠN
6. Cấu trúc luận văn
2.2.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
CSVCKTDL là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKTDL được xem như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch. CSVCKTDL bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác.
CSVCKTDL ở An Giang phát triển khá đồng bộ, bao gồm tất cả các dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch phân bố trên địa bàn như sau:
- Cơ sở phục vụ lưu trú:
+ Các khách sạn ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc: Phần lớn các khách sạn lớn ở An Giang đều tập trung ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc. Tuy nhiên, tại một vài khu du lịch vẫn có các khách sạn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi tại chỗ của du khách. Các khách sạn lớn ở Long Xuyên và Châu Đốc theo bảng sau.
51
Bảng 2.1: Các cơ sở lưu trú của An Giang từ năm 2005 - 2009
(Nguồn: www.angiang.gov.vn)
Hình 2.2: Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú và cơ sở lưu trú được xếp sao ở An Giang
Số lượng cơ sở lưu trú ở An Giang luôn tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2005 số lượng cơ sở lưu trú là 58 cơ sở với 1.403 phòng thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên đáng kể với 80 cơ sở lưu trú và 1.900 phòng. Bên cạnh số cơ sở lưu trú và số lượng phòng tăng lên qua các năm thì chất lượng phòng cũng không ngừng được cải thiện. Điều này được thể hiện rất rõ qua số cơ sở lưu trú được xếp sao. Nếu như
52
năm 2005 có 35 cơ sở với 846 phòng thì đến năm 2009 thì con số này đã tăng lên đáng kể với 55 cơ sở và 1.150 phòng. Một số khách sạn lớn ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc là:
Bảng 2.2: Khách sạn đang hoạt động ở Long Xuyên và Châu Đốc
(Nguồn: www.angiang.gov.vn)
Bên cạnh các cơ sở lưu trú không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng thì số nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng phát triển. Tuy nhiên nhịp độ phát triển còn chậm, năm 2005 có 17 nhà hàng với 1.700 chỗ ngồi thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên là 22 nhà hàng với 2.500 chỗ ngồi.
53
Bảng 2.3: Số nhà hàng và số chỗ ngồi tại các nhà hàng ở An Giang
(Nguồn: www.angiang.gov.vn)
Một số nhà hàng ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc:
Bảng 2.4: Nhà hàng đang hoạt động ở Long Xuyên và Châu Đốc
54 - Cơ sở thể thao:
Bảng 2.5: Số lượng một số cơ sở thể thao ở An Giang
(Nguồn: www.angiang.gov.vn)
Các cơ sở phục vụ thể dục thể thao của tỉnh cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong đó đáng kể nhất là số sân vận động phục vụ cho các môn thể thao tiêu biểu như bóng đá, điền kinh,…
- Số cơ sở y tế cũng không ngừng phát triển trên tất cả các địa bàn, tính đến năm 2009, toàn tỉnh có 182 cơ sở y tế trong đó có 15 bệnh viện đa khoa.
Bảng 2.6: Số lượng các cơ sở y tế ở An Giang
(Nguồn: www.angiang.gov.vn)
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.
55
Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch tỉnh An Giang
(Nguồn: Tác giả luận văn)