Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 42)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.4. Tài nguyên sinh vật

- Thực vật: Thảm thực vật ngập nước chiếm ưu thế là tràm, phát triển ở vùng ngập nước, bưng trũng đất phèn và than bùn ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

43

Ngoài tràm, còn có hơn 100 loài thực vật thuộc các họ khác nhau, trong đó nhiều loài có giá trị phát triển và khai thác như: chà là nước, mốp, trâm sẻ, trâm khế, sộp, mây nước, nắp bình, bòng bòng, choại, bồn bồn.... Thảm thực vật đồi núi tập trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi thuộc huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một phần thị xã Châu Đốc, huyện Thoại Sơn. Thảm thực vật ở đây thuộc kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới có cấu trúc ba tầng rõ rệt, phong phú về chủng loại, có nhiều loại cây quý hiếm như: mật, căm xe, giáng hương, dầu, sao, tếch... Rừng Tràm Trà Sư là nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học của tỉnh. Đây cũng là khu bảo tồn thiên nhiên và là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang.

- Động vật: Hệ động vật ở An Giang rất phong phú. Ở các vùng ngập nước thì có nhiều tôm cá và nhiều loài chim cò, đặc biệt có cả cá sấu, nhiều nhất là ở khu vực sông Vàm Nao. Cùng loài bò sát với cá sấu, vùng nông thôn ngập nước ở An Giang còn có nhiều loài rắn như rắn nước, rắn bông súng, rắn ri voi, ri cá, rắn râu, rắn mối, rắn trun, rắn hổ, rắn lục, rắn máy gầm... Với những cánh đồng bạt ngàn, An Giang là nơi sinh sống của nhiều loài chim hoang dã như: sẻ, chào mào, chích chòe, sậu, sáo, cồng cộc, le le, vịt trời, cò trắng, cò ma, cò bộ, cò lửa, diệc, cuốc, trích...

Ở An Giang, khu bảo tồn rừng tràm Trà Sư là nơi có nhiều điều kiện phát triển du lịch nhất nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Rừng tràm Trà Sư là điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người đam mê động vật hoang dã. Ngoài ý nghĩa về mặt bảo tồn, rừng tràm Trà Sư còn chứa đựng những yếu tố văn hóa tiềm ẩn rất độc đáo và phong phú. Quanh khu rừng có nhiều đồng bào Khmer và Kinh sinh sống với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, lụa Khmer, nấu đường thốt nốt, tinh cất tinh dầu tràm, nuôi mật ong...

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)