Thực trạng huy động vốn và tiền gửi tiết kiệm tại SHB CN Huế

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn –hà nội chi nhánh huế (Trang 51)

1. 6.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

4.1.3.Thực trạng huy động vốn và tiền gửi tiết kiệm tại SHB CN Huế

Bảng 2: Kết quả huy động vốn (ĐVT: Tỉ đồng) Chỉ tiêu So sánh chênh lệch 6T cuối /2013 6T đầu /2014 6T cuối /2014 6T đầu/2014/ 6T

cuối/2013 6T cuối /2014/ 6T đầu /2014

+/- % +/_ % Số dư Huy động 250 388,2 512 138,2 55% 123,8 32% Huy động TCKT không kỳ hạn 3 4,98 5,12 1,741 54% 0,14 3% Huy động TCKT có kỳ hạn 3 14,57 30,824 11,118 322% 16,254 112% Huy động TG cá nhân không kỳ hạn 0,215 0,72 1,2 0,505 235% 0,48 67% Huy động TG cá nhân có kỳ hạn 124,79 367,9 5 475,09 243,161 195% 107,14 2 29% Tiền gửi tiết kiệm

VNĐ 229,41

352,7

6 492 123,35 54% 139,24 39% Tiền gửi tiết kiệm

ngoại tệ quy đổi 11,03 15,03 20 4 36% 4,97 33%

Tiền gửi ký quỹ

TCKT 0,41 0,58 0,7 0,17 41% 0,12 21%

Học viên: Lê Tiến Sĩ Page 39 Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH, giúp NH thực hiện nhiệm vụ “đi vay để cho vay”. Do đó, nó có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của NH. Vốn huy động là nguồn vốn có tính cạnh tranh giữa các NH vì muốn tăng trưởng tín dụng thì các NH phải tăng được nguồn vốn huy động.

Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động chi nhánh SHB –Huế đã xác định mục tiêu là tăng trưởng huy động, trong đó điều tiết cơ cấu huy động vốn theo hướng vừa phát triển huy động dân cư để đảm bảo nguồn vốn bền vững, vừa tăng cường khai thác tiền gửi TCKT để lấy về nguồn vốn giá rẻ.Sốdư Huy động toàn Chi nhánh đến thời điểm 31/12/2013 đạt: 250 tỉ đồng. Trong đó

+ Huy động TCKT không kỳ hạn đạt: 3,239 tỉ đồng. + Huy động TCKT có kỳ hạn đạt: 3,452 tỉ đồng. + Huy động TG cá nhân không kỳ hạn: 0,215 tỉ đồng. + Huy động TG cá nhân có kỳ hạn: 124,785 tỉ đồng. + Tiền gửi tiết kiệm VNĐ: 229,41 tỉ đồng.

+ Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ quy đổi: 11,03 tỉ đồng. + Tiền gửi ký quỹ TCKT: 0,41 tỉ đồng.

Sau 6 tháng hoạt động trong năm 2014 NH SHB chi nhánh Huế đã đạt được nhiều kết quả khả quan có thể xem đây một thành tích lớn đối với một NH mới bắt đầu vào hoạt động như thế này.

Số dư Huy động toàn Chi nhánh đến thời điểm 30/06/2014 đạt: 388,2 tỉ đồng, tăng 155% so với đầu năm,đạt 106,5% kế hoạch6 tháng đầu năm

+ Huy động TCKT không kỳ hạn đạt: 4,98 tỉ đồngtăng 53.7% so với đầu năm. + Huy động TCKT có kỳ hạn đạt: 14,57 tỉ đồngtăng 322 % so với đầu năm. + Huy động TG cá nhân không kỳ hạn: 0,72 tỉ đồngtăng 233% so với đầu năm

+ Huy động TG cá nhân có kỳ hạn: 367,946 tỉ đồngđồngtăng 194.8% so với đầu năm + Tiền gửi tiết kiệm VNĐ: 352,76 tỉ đồng tăng 53.7% so với đầu năm

+ Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ quy đổi: 15,03 tỉ đồngtăng 36% so với đầu năm + Tiền gửi ký quỹ TCKT: 0,58 tỉ đồngtăng 41,46% so với đầu năm

Ta thấy hoạt động, huy động TCKT là chỉ tiêu tăng trưởng lớn nhất và đúng như kế hoạch của ban đầu đề ra là phải tăng huy động TCKT làm trọng tâm. Và chỉ tiêu tăng trưởng

Học viên: Lê Tiến Sĩ Page 40 thấp nhất là tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ quy đổinhưng vẫn đạt mức là 36% so với 6 tháng cuối năm 2013.

Nhìn chung hoạt động huy động vốn trong 06 tháng đầu năm 2014 của các NH trên địa bàn không có tăng trưởng đột biến, tỉ trọng huy động dân cư vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu. Mức độ cạnh tranh giữa các NH, đặc biệt là các NH TMCP ngày càng trở nên gay gắt với nhiều hình thức tinh vi, biến hóa. Vì vậy, Chi nhánh đã luôn chú trọng đến các lợi thế hiện có của mình là nhân lực, vật lực để mở rộng thị phần, phấn đấu hoàn thành mục tiêu.

Nhờ chiến lược đúng đắn nên tính đến hết tháng 12/2014 các chỉ tiêu huy động của Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch được giao trong đó có những chỉ tiêu đã vượt kế hoạch 2014 như Huy động bình quân đạt 512 tỉ đồng đạt 109% kế hoạch, huy động tiết kiệm dân cư là 476,288 tỉ đồng,đạt 102 % kế hoạch đạt ra của Chi nhánh và đạt mức tăng trưởng là 29.2%, huy động TCKT là 35,944 tỉ, tăng 83,7% so với tháng 31/6/2014, đạt trên 200% kế hoạch năm.

Trong quá trình hoạt động trên địa bàn, chi nhánh nhận thấy những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động huy động vốn TGTK như sau :

a. Thuận lợi

+ Nguồn nhân lực Chi nhánh rất hùng hậu, lực lượng CBNV có kinh nghiệm từ các NH khác về chiếm hơn 60%, nhân viên trẻ trung, nhiệt tình sẵn sàng cạnh tranh ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, ai cũng được giao chỉ tiêu huy động và cố gắng hoàn thành tốt. Tóm lại yếu tố con người đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và vận hành khá tốt.

+ Trụ sở của Chi nhánh đang được xem là lớn nhất tại địa bàn với vị trí đắc địa, thuận lợi trong giao thương, tập trung nhiều cơ quan, ban ngành, trường học, rất thuận lợi để thu hút khách hàng.

+ Quy trình, quy chế về các sản phẩm huy động và các nghiệp vụ liên quan khá đơn giản, dễ vận hành, thao tác luôn đáp ứng được yêu cầu về thời gian cho khách hàng.

+ Trong khủng hoảng là cơ hội để Chi nhánh tìm ra các cơ hội cho riêng mình để gia tăng thị phần huy động, đó là nhắm vào các khách hàng của khối quốc doanh nơi mà họ tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy định của NHNN và tác phong giao dịch chưa được thị trường hóa.

b. Khó khăn

Những thành quả Chi nhánh đạt được là không nhỏ, tuy nhiên nó cũng được gây dựng nên bằng cách vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế. Môi trường cạnh tranh rất

Học viên: Lê Tiến Sĩ Page 41 khốc liệt, thị trường vốn nhỏ ngày lại phải đón nhận thêm nhiều NH tham gia kinh doanh. Chính vì thế khó khăn là điều Chi nhánh luôn phải đối mặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lãi suất HĐVchỉ đủ sức cạnh tranh với các NH G12 trong khi SHB ra đời ở Huế chỉ mới 1 năm, nên muốn thu hút khách hàng thì chính sách giá phải tốt vì vậy nhiều khi vẫn chưa thể cạnh tranh tốt với các NH cùng quy mô như Vpbank hay luôn thua các NH nhóm dưới như Navibank, Sài gòn bank…vv

+ Hệ thống phần mềm còn nhiều điểm bất cập, đôi khi khó khăn trong quá trình giao dịch ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

+ Thông tin về M&A chưa được đón nhận đúng bản chất bởi một bộ phận khách hàng, gây tâm lý xáo động.

+ Hệ thống các sản phẩm gia tăng như thẻ quốc thế, tiết kiệm gửi góp …chậm được triển khai, dẫn đến không có nhiều cơ hội bán chéo.

Khó khăn bên ngoài: Chính sách của NHNN, sự trìtrệ của nền kinh tế, ảnh hưởng của suy thoái, lạm phát…vv ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến tốc độ chi tiêu và sử dụng các dịch vụ, trong đó có dịch vụ NH. Sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với các NH – đặc biệt là NH TMCP ngày càng gắt gao; Thông tin về M&A được người dân hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau dẫn đến có hiện tượng thiếu lòng tin…vv

Khó khăn từ nội tại: Thương hiệu SHB mới có mặt trên thị trường Huế được 18 tháng, phải cần thêm thời gian để định vị; Sản phẩm huy động vốn không nhiều, ít giá trị gia tăng, các sản phẩm dịch vụ đi kèm cón thiếu, yếu dẫn đến sản phẩm huy động chỉ mang tính độc tôn không có sự hỗ trợ từ các sản phẩm khác; Công tác marketing, phát triển thương hiệu trên địa bàn còn rất thiếu và yếu; Hướng phát triển huy động tổ chức kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn vì thị phần nhỏ, khó lôi kéo các khách hàng có tiềm năng khi họ đã có quan hệ với các NH khác từ khá lâu, các chính sách NH khác mang lại sẵn sàng tốt hơn SHB; Mạng lưới kênh phân phối chưa được mở rộng…vv

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn –hà nội chi nhánh huế (Trang 51)