Đối với Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA)

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 88)

4 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung làm ột trong các công cụ

3.4.2 Đối với Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA)

Thứ nhất, tổ chức các hoạt động thông tin về thị trường, vềđầu tư, về sản xuất và xuất nhập khẩu của ngành cà phê trên website của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam và các bản tin hàng tháng.

Thứ hai, kiến nghị đối với Chính phủ cần có quy hoạch và lập kế hoạch xây dựng những công trình hạ tầng trọng điểm như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, thông tin liên lạc… ở những khu vực có điều kiện thời tiết phù hợp với cây trồng, có tiềm năng phát triển cây cà cà phê để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Thứ ba, thành lập các trung tâm giao dịch, tư vấn hỗ trợ dịch vụ, viện nghiên cứu, trung tâm thương mại nhằm tìm ra các biện pháp thâm nhập thịtrường.

Thứ tư, đại diện cho doanh nghiệp tiếp tục đề xuất nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo sựổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế. Hơn nữa, nhà nước cần hoàn thiện các cơ chế chính sách về vốn, về thuế, về công nghệ… nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh đối với thịtrường trong nước và quốc tế.

Thứ năm, kiến nghị với Ngân hàng nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhằm thực hiện chính sách thu mua, tạm trữ cà phê đảm bảo giá cả ổn

78

định và thành lập quỹ bình ổn cà phê đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thứ sáu, tạo môi trường cạnh tranh công bằng cũng như hỗ trợ lẫn nhau về nguồn lực ( tài chính, kĩ thuật, công nghệ…) giữa các công ty con trực thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Tổng công ty Cà phê Việt Nam đến năm 2020 đã được nêu ra trong chương 3.Các đề xuất được đưa ra trên cơ sở mục tiêu phát triển ngành cà phê đến năm 2020, các tồn tại của Tổng công ty và mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Cùng với việc khắc phục các hạn chế của chương 2, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp được nhằm gia tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp và đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng vốn bền vững, nâng cao chất lượng tài sản, nâng cao khả năng sinh lời, nâng cao khả năng thanh khoản, khảnăng quản trị điều hành, đầu tư vào công nghệ và một số kiến nghị đối với nhà nước, các cơ quan có liên quan.

79

KT LUN

Để thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020” , tác giảđã thực hiện theo trình tựcác bước sau:

Một là,khái quát cơ sở lí luận vềnăng lực tài chính của doanh nghiệp.

Hai là, giới thiệu một các khái quát về Vinacafe, phân tích thực trạng năng lực tài chính của Vinacafe theo hệ thống các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2010 – 2014. Đồng thời, dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực tài chính giai đoạn 2015 – 2020.

Ba là, đưa ra các định hướng và mục tiêu đẩy mạnh việc nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty đến năm 2020.

Bốn là, đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm thực hiện các chiến lược mà Tổng công ty đã đề ra.

Kết quả phân tích cho thấy những thành tựu đạt được của Tổng công ty đối với nâng cao năng lực tài chính gồm:

- Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tuy có biến động qua các năm nhưng có quy mô khá lớn, mang tính ổn định cao.

- Chất lượng tài sản được đảm bảo và việc sử dụng tài sản cũng tương đối hiệu quả.

- Suất sinh lời trên tổng tài sản cũng ở mức cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, kể cả doanh nghiệp có vốn FDI.

- Đảm bảo được thanh khoản, khảnăng thanh toán cho khách hàng và dự phòng rủi ro ở mức cao.

- Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính, chỉtiêu đánh giá kết quả kinh doanh và lợi nhuận thu được như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, mức sinh lời trên tổng tài sản, hệ số thanh khoản đều ở mức cao và mang tính bền vững.

Tuy vậy, việc nâng cao năng lực tài chính vẫn còn một số hạn chế sau:

- Tỷ lệđòn bẩy tài chính thấp, qui mô vốn chủ sở hữu luôn ở mức thấp và không tăng qua các năm.

80

- Chi phí hoạt động luôn tăng cao qua các năm và các khoản chi phí ngày càng phát sinh thêm.

Trong quá trình thực hiện đề tài trên, do thời gian cũng như năng lực có hạn, luận văn vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Một là, phương pháp sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp nghiên cứu mô tả, dữ liệu dùng để phân tích là dữ liệu thứ cấp vì thế không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình sử lý số liệu.

Hai là, nội dung phân tích chủ yếu là thực trạng, phân tích dựbáo có độ tin cậy chưa cao và các giải pháp mới chỉở mức độđịnh hướng chung, chưa đi vào cụ thể.

Ba là, đề tài chỉ tập trung phân tích năng lực tài chính mà đề cập đến các khía cạnh khác… nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá toàn diện, đầy đủ năng lực hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Bốn là, các phương án và giải pháp được chọn có cơ sở khoa học từ ý kiến chuyên gia trong ngành song sốlượng các chuyên gia không nhiều và hoàn toàn là cán bộ của Vinacafe nên tính khách quan không cao.

Chính vì thế, các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện theo hướng:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi phân tích năng lực tài chính của Tổng công ty theo tổng thể kết hợp theo kết cấu chiều sâu để có bức tranh khái quát về tình hình tài chính của Tổng công ty.

Thứ hai, phân tích cụ thểhơn nữa nhóm chỉ tiêu đánh giá thanh toán, nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động của Tổng công ty từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp cụ thểhơn.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều và được sựgiúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn nhưng do trình độ có hạn và sự bất cân xứng thông tin, cũng như những hạn chế khi áp dụng các qui định tại Tổng công ty đã làm cho luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sựđóng góp của quý thầy cô và các bạn đểđềtài được hoàn thiện hơn.

81

TÀI LIU THAM KHO

Tài liệu trong nước

1. Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2002. Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020. Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Hoàng Thảo Nguyên, 2005. Những giải pháp tài chính giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

3. Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2010. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM.

4. Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.

5. Phan Thị Cẩm Thy, 2005. Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực tài chính cho khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong xu thế hội nhập. Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

6. Thủ tướng chính phủ, 2012. Phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Quyết định số 2010/QĐ-TTg ngày 25/12/2012. 7. Thủ tướng chính phủ, 2012. Phân công phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm,

nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Nghị định 99/2012/NĐ-CP.

Tài liệu nước ngoài

8. Doctoral dissertation Hu, R. J, 2007. The empirical study on the structure and the competitive performance of the Chinese aviation market. University of International Business and Economics, Beijing, China.

9. Cabraal, 2011. The impact of microfinance on the capabilities of participants. Finance and Marketing, RMIT University.

82

Nguồn Internet

10.Ngô Trang. Tái cơ cấu – Vinacafe phải thoái vốn tại nhiều công ty, báo điện tử vneconomy,tại địa chỉ Uhttp://vneconomy.vn/doanh-nhan/tai-co-cau-vinacafe- phai-thoai-von-tai-nhieu-cong-ty-2013010208324616.htmU - truy cập ngày 24- 03-2015.

11.Theo vinacafe.com.vn. Tổng quan về tiểu sử hình thành và phát triển cũng như cấu trúc, thành phần của Tổng công ty Cà phê Việt Nam, tại địa chỉ

http://www.vinacafe.com.vn/abouts/detail/gioi-thieu-chung-235/ - truy cập ngày 13-02-2015.

83

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 88)