Tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 81)

4 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung làm ột trong các công cụ

3.3.2 Tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam

Thứ nhất, thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên và Tổng công ty – đây là giải pháp huy động vốn tài chính và vốn con người có hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, cổ phần hóa cho phép các doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức sở hữu vốn, tạo điều kiện cho người lao động được góp vốn làm chủ thực sự, thu hút được người tài giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quảvà tăng thu nhập cho người lao động.

- Hiện nay, Tổng công ty đang gấp rút thực hiện cổ phần hóa tại Công ty XNK Cà phê Đà Lạt và Chi nhánh Miền Bắc để bán cổ phần ra bên ngoài cho các đối tác, nhà đầu tư chiến lược nhằm tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại thời điểm này, nhà nước đã cho các công ty liên doanh, liên kết tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp.

- Trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang hạ nhiệt và cổ phiếu nhiều công ty đã trở về giá trị thực thì việc tiến tới cổ phần hóa toàn Tổng công ty và đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Đồng thời, Tổng công ty cần minh bạch hóa trong công tác cổ phần, lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược thực sựcó năng lực như các công ty thương mại lớn, các tổ chức tín dụng uy tín để tăng thêm sự thành công trong quá trình cổ phần hóa. Đây là giải pháp quan trọng nhất trong các giải pháp tài chính để đem lại nguồn vốn cho đầu tư

71

phát triển Tổng công ty. Nếu không đẩy mạnh thực hiện giải pháp này hoặc thực hiện chậm trễ thì doanh nghiệp sẽ thực sự gặp khó khăn nhất là trong khi các ngân hàng đang cắt giảm các khoản vay cho đầu tư dài hạn.

Thứ hai, Tổng công ty Cà phê Việt Nam có nhiều công ty và nhà máy rải đều trên khắp cả nước nên việc có công ty tài chính riêng cho ngành sẽ thu hút được vốn của các đơn vị cá nhân trong ngành cà phê, phục vụ nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp. Hơn nữa, công ty tài chính có thể sử dụng vốn nhàn rỗi huy động được để hỗ trợ các công ty trong ngành Cà phê phát triển về cả lượng và chất, đảm bảo được nguồn hàng xuất khẩu một cách bền vững.

Thứ ba, Tổng công ty cần thực hiện cơ chế đổi mới, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp thành viên theo hướng đảm bảo cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, chuyên môn hóa cao. Tiến hành một cách triệt để và kiên quyết các phương thức sắp xếp lại doanh nghiệp như cổ phần hóa, giao khoán, bán khoán và cho thuê các bộ phận không cần thiết đến dây chuyền sản xuất chính hoặc các bộ phận mang tính xã hội do lịch sửđể lại.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 81)