Tuy rằng các yếu tốvĩ mô và yếu tố vi mô luôn có sựảnh hưởng nhất định đến việc nâng năng lực tài chính của một doanh nghiệp nhưng chính các yếu tố bên trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính của chính doanh nghiệp đó.
Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự thành công đối với mọi tổ chức và điều này càng không phải là ngoại lệđối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu phải chịu sức ép cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh nội địa. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sở hữu đội ngũ nhân viên, bên cạnh có năng lực thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu vững vàng, là phải có năng lực hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế; năng lực sử dụng ngoại ngữ thành thạo; có kiến thức và năng lực vận dụng luật thương mại quốc tế, đồng thời am hiểu các nền văn hóa là thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, tất cả chỉ có thể phối hợp một cách trơn tru và vận hành một cách hiệu quả khi doanh nghiệp được điều hành bởi những nhà quản trị tài ba. Vì thế, đầu tư tăng năng suất chất lượng nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên hàng đầu là năng lực các nhà quản trị cấp cao và cấp trung là đầu tư tạo ra lợi thếnăng lực canh tranh tài chính cho doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ
Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí giá thành và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Vì thế, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ cũng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh, tận dụng cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường. Khi đối tác nước ngoài lựa chọn đối tác để kí hợp đồng nhập khẩu một phần sẽ cân nhắc là vềcơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ các bạn hàng. Bởi nó tác động nhiều đến số lượng, chất lượng thành phẩm thậm chí thời hạn giao hàng. Vì lẽđó, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực tài chính thì cần phải tìm kiếm, ưu tiên nguồn lực đầu tư để hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ.
19
Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính được đặc trưng bởi khối lượng, chất lượng các khối tài sản tài chính trong doanh nghiệp. Trong đó, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp là khối lượng và cơ cấu của khối tài sản và nguồn vốn được huy động để hình thành nên khối tài sản đó. Tiềm lực tài chính có vai trò quyết định qui mô, năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì thế, kiểm soát và gia tăng năng lực tài chính là điều kiện để doanh nghiệp ổn định và đẩy mạnh xuất khẩu.
Chiến lược kinh doanh hợp lý
Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của doanh nghiệp, là sự cam kết trước các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một doanh nghiệp cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong môi trường hoạt động tương lai.
Vì vậy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở chính sách về tài chính của Chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính, định hướng ngành trong nền kinh tế qua từng thời kì và thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tính kế thừa, thay đổi thích nghi với những biến động của thị trường theo từng giai đoạn cụ thể. Nội dung của chiến lược phải đảm bảo đầy đủ rõ ràng, thuyết phục và mang tính khả thi cao.
Một khi mục tiêu được đưa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì mục tiêu đó đã được ban lãnh đạo doanh nghiệp định hướng trong dài hạn; doanh nghiệp phải chuẩn bị yếu tố nguồn lực phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh để đảm bảo mục tiêu được thực hiện. Chiến lược kinh doanh không phải là đường hướng vô định mà luôn hướng đến ý nghĩa của kết quả tổng thể, khái quát nhất của quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp cần đạt được trong tương lai. Vì vậy, khi mục tiêu nâng cao năng lực tài chính được thể hiện trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp làm một đảm bảo chắc chắn cho thành công đạt được.
20