Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng công ty Cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 60)

Nam

2.2.5.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Về cơ bản, các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều đạt tiêu chuẩn, tác giả nhận xét chi tiết các nhân tốcơ bản cụ thể:

Về qui mô vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Cà phê Việt Nam cũng giống như qui mô trung bình của các doanh nghiệp nhà nước đều không thểđạt mức an toàn. Tuy nhiên, về tốc độ tăng qui mô vốn chủ sở hữu là tương đối chậm vì doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần. Ngoài ra, hệ số an toàn của doanh nghiệp cũng đáp ứng được so với khung qui định.

Về khả năng sinh lời mức sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp được đáp ứng, sử dụng và quản lý tài sản một cách hợp lý và tạo ra hiệu quả chấp nhận được là những cách làm mà Tổng công ty đang cố gắng khai thác và giúp cho Tổng công ty khai thác tài sản và tạo ra năng suất lợi nhuận cao.

Về khả năng thanh khoản cơ bản doanh nghiệp đảm bảo theo qui định. Tính thanh khoản của Tổng công ty trước đây luôn là một vấn đề gặp nhiều khó khăn, là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng Tổng công ty có mức tăng vốn chủ sở hữu rất thấp và việc huy động vốn gặp trở ngại. Nhưng việc đảm bảo thanh toán cho khách hàng cũng như bù đắp và dự phòng cho rủi ro hoạt động thì Tổng công ty vẫn luôn làm chủ năng lực tài chính và sẵn sàng xử lý tất cả các tình huống xảy ra.

50

2.2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Qua số liệu phân tích từ 2010 – 2014 cho thấy Tổng công ty Cà phê Việt Nam phát triển khá ổn định. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn những chỉtiêu chưa đạt được: -Về qui mô vốn chủ sở hữu: hệ sốđòn bẩy tài chính của doanh nghiệp rất thấp. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp rất thấp chỉ khoảng 3 lần. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản nợ của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không cao, doanh nghiệp không tận dụng được các ưu điểm do nợ mang lại.

Nguyên nhân tỷ lệđoàn bẩy tài chính tại Vinacafe thấp:

- Vốn điều lệ của doanh nghiệp gần như không tăng trong một thời gian dài. Là doanh nghiệp nhà nước với chủ sở hữu trước đây là Chính phủ, sau đó chuyển về cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, Tổng công ty Cà phê Việt Nam được cấp vốn điều lệban đầu từ khi thành lập là 1.150.000.000.000 đồng và không thay đổi cho đến nay.

- Khả năng huy động thêm nguồn vốn cũng không thực sự hiệu quả. Trong suốt giai đoạn 2010 -2014 là giai đoạn mà thị trường cà phê vừa bắt đầu hồi phục sau một thời gian xuống giá kéo dài dẫn đến việc thu hút đầu tư và huy động thêm nguồn lực cho ngành cà phê giảm sút nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chưa tìm thấy được điểm tựa và sự an toàn khi rót vốn vào doanh nghiệp để đầu tư khi công tác tái canh vẫn đang xúc tiến chậm chạp, giá cả thì biến động thất thường, tỷ lệ sinh lời trên vốn góp không đạt được như kì vọng, doanh nghiệp vẫn chưa chứng minh được tiềm lực tài chính của mình một cách thuyết phục. Vì vậy, khi huy động nguồn vốn từcác nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên hay người lao động, Tổng công ty vẫn loay hoay với bài toán này và chưa tìm ra được hướng đi hiệu quả nhất.

Về khả năng sinh lời: hệ số ROE của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình của các doanh nghiệp khác. Bởi vì:

- Vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng chậm.

- Chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng cao trong khi lợi nhuận thu được chưa tương xứng. Trong giai đoạn 2010 – 2014, lợi nhuận của Tổng công ty chủ yếu là đến từ những khoản thu nhập bất thường khi bán cổ phần các công ty chi phối như:

51

Vinacafe Biên Hòa hay nhận cổ tức từCông ty CP Cơ khí Nha Trang, Công ty CP Mía đường 333. Lợi nhuận thu về thấp từ việc sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính, trong khi chi phí quản lý và hoạt động của Tổng công ty lại tăng cao qua các năm dẫn đến khảnăng sinh lời giảm sút.

Về khả năng thanh toán: Vào đầu các niên vụ sản xuất kinh doanh mới, khi các ngân hàng vẫn đang thẩm định hồ sơ cho vay vốn đối với các đơn vị thành viên của Tổng công ty thì việc cần vốn đểtái đầu tư và mua vật tư phân bón là hết sức cấp thiết. Vì thế, Tổng công ty đứng ra cho vay vốn đối với các đơn vị thành viên để hỗ trợ các đơn vịđầu tư cho sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị thuộc khối sản xuất hoặc ứng vốn thu mua sản phẩm khi thu hoạch đối với các đơn vị thuộc khối thương mại. Mặc dù, tỷ lệ cho vay vốn các đơn vị trong Tổng công ty trên tổng tài sản cao nhưng tất cả đều dành cho việc đầu tư, hỗ trợ các đơn vị phát huy thế mạnh vốn có, tập trung sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Từ năm 2011, doanh nghiệp đã có lợi nhuận ổn định và tăng dần. Tuy nhiên vì chi phí tăng nhanh theo tỷ lệtươngứng nên lượng tiền và tương đương tiền mang tính thanh khoản cũng giảm dần.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 60)