Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 34)

Trong thời gian vừa qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển ổn định, có những bước tiến vững chắc và được giới đầu tư nước ngoài chú ý đến. Song hành cùng với một nền kinh tế bền vững là sự đi lên và phát triển của các doanh nghiệp. Các công ty trong nước tích cực trong việc mở rộng thị trường kinh doanh, huy động vốn và cải thiện tài chính mạnh mẽ để cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp ở nước ngoài. Khi các doanh nghiệp độc lập trong việc huy động nguồn vốn mà không phụ thuộc quá nhiều vào các ngân hàng, với uy tín và khảnăng của mình, doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tìm cho mình một nguồn vốn rẻ hơn và chất lượng hơn. Cụ thể:

• Tập đoàn Vingroup (VIC)

Ngày 14/11/2013, Vincom đã phát hành thành công trái phiếu không chuyển đổi quốc tế với tổng giá trị 200 triệu USD và thông qua đại lý niêm yết của mình là Cliford Chance (Singapore) để hoàn tất hồ sơ đăng kí niêm yết trái phiếu lên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Đây là một cách làm tuy không mới nhưng với một nền kinh tế còn còn non trẻ như ở Việt Nam thì luôn rất cần những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ những cách thức khác nhau nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc của thịtrường tài chính và thông lệ quốc tế.

• Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Nhắc đến những doanh nghiệp có quản trị tài chính tốt, có năng lực tài chính cao ở Việt Nam hiện nay không thể không nhắc đến một doanh nghiệp mà từlúc ra đời và phát triển đến nay đã trưởng thành và vững mạnh theo thời gian. Xuất thân từ một

24

công ty có qui mô nhỏ và thuộc sở hữu của nhà nước nhưng Vinamilk đã nhanh chóng xác định được mục tiêu và định hướng phát triển để có một chỗđứng nhất định trong thị trường sữa trong nước cũng như trong khu vực và thế giới. Là một trong những công ty có giá trị hàng đầu của khu vực và lọt vào top 100 doanh nghiệp của khu vực Đông Nam Á cũng là nhờ một nền tảng tài chính ổn định và vững chắc dựa trên những nguồn lực tài chính sẵn có và huy động từ bên ngoài. Có thể nói, vai trò quản trị tài chính của bộ máy quản lý của doanh nghiệp rất quan trọng. Bên cạnh việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho công ty, phát triển các kênh huy động vốn (trong đó có huy động từ các tổ chức nước ngoài và huy động vốn trên thị trường chứng khoán), nhà quản lý còn đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro tài chính trong việc ra quyết định có lợi doanh nghiệp. Vinamilk cũng liên tục đầu tư vốn vào các nhà máy ở các nước có thị trường tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm sữa như Campuchia, New Zealand, Myanmar…Huy động vốn hợp lí đã khó nhưng sử dụng vốn hiệu quảthì còn khó hơn rất nhiều nhưng Vinamilk đã cân đối được nguồn vốn và tạo ra lợi nhuận tăng trưởng trong suốt thời gian vừa qua.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính có thể áp dụng cho Tổng công ty Cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)