NAM GIAI ĐOẠN 2015 –

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 74)

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 CỦA TỔNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

3.1.1 Định hướng nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2015 – 2020 2015 – 2020

Căn cứ Quyết định số2010/QĐ-TTg ngày 25/12/2012 của Thủtướng chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2012- 2015.Cho thấy chiến lược của doanh nghiệp là:

- Phát triển hệ thống tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn, các khoản nợ còn tồn tại, tài sản của doanh nghiệp theo hướng hiện đại, vững chắc. Doanh nghiệp lựa chọn phương án tái cấu trúc để đa dạng về sở hữu, qui mô, nguồn vốn đi kèm là phương thức quản lý phù hợp với chuẩn mực và qui định của chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng và tăng cường khảnăng vềlĩnh vực tài chính.

- Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Nâng cao khảnăng tài chính, tuân thủđúng nguyên tắc thịtrường nhằm tái cấu trúc Tổng công ty Cà phê Việt Nam theo hướng bền vững và tiến tới cổ phần hóa doanh nghiệp theo đề án cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2015 và 2016.

Công tác tái cơ cấu

Năm 2014 Tổng công ty tiếp tục triển khai những nội dung trong đề án tái cơ cấu Tổng công ty cà phê Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 đã được Chính phủ phê duyệt.

- Tiếp tục đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện việc tiếp nhận nguyên trạng Công ty TNHH MTV cà phê EaTul theo chỉđạo của Chính phủ và quyết định bàn giao của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

64

- Hoàn thành việc cổ phần hóa Công ty dịch vụ XNK cà phê II: Tổng công ty giữ dưới 50% vốn điều lệ; cổ phần hóa Công ty TNHH MTV SXTM và DV Quảng Ngãi vẫn đang trong giai đoạn thực hiện.

- Tổng công ty đang triển khai tích cực các bước theo quy trình đểđồng thời thực hiện chuyển thành Công ty TNHH MTV và cổ phần hóa 02 doanh nghiệp: Công ty XNK cà phê Đà Lạt, và Chi nhánh Tổng công ty cà phê tại miền Bắc. Phấn đấu cuối năm 2015 sẽ hoàn thành.

- Tiếp tục triển khai việc thoái vốn của Công ty Mẹ tại 6 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn có đặc điểm chung là: số vốn cần phải thoái vốn không lớn, kinh doanh đúng ngành nghề nhưng trong giai đoạn hiện nay rất khó thoái vốn. Cuối năm 2014 và đầu năm 2015 đã tiến hành bán đấu giá tại Công ty Cổ phần cơ giới Đồng Tâm và Công ty Cổ phần sản xuất phân vi sinh Vinacafe nhưng không thành công do không có người mua, 4 Công ty còn lại đang trong giai đoạn triển khai.

- Tổng công ty đã triển khai tốt các nội dung khác trong đề án tái cơ cấu như: xử lý tồn tại tài chính, sửa đổi hoàn thiện bổ sung quy chế quản lý nội bộ, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, đẩy mạnh các giải pháp giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh...

Sắp xếp, đổi mới các công ty nông nghiệp

- Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc đã tham gia tích cực trong việc đóng góp những ý kiến thiết thực các nội dung liên quan đến việc xây dựng, ban hành Nghịđịnh 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn có liên quan theo tinh thần Nghị quyết 30-NQ-TW của Bộ Chính trị về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông – lâm nghiệp.

- Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty đã chủ động chỉ dạo các đơn vị xây dựng các biểu mẫu báo cáo thực trạng đất đai, tài sản, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và tự xác định, đánh giá Công ty hiện ở loại hình nào trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp mà Nghị định 118 quy định. Trên cơ sở đó Tổng công ty sẽ tập

65

hợp, phân loại và xây dựng phương án báo cáo Bộ cũng như triển khai lập, xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp các Công ty nông nghiệp theo nội dung tiến độ của Thông tư 02/2015/BNNPTNT.

Phát triển hệ thống tài chính theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn hiệu quả với cấu trúc đa dạng về sở hữu, qui mô dựa trên nền tảng là công nghệ hiện đại, phương thức quản trị tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu vềphương diện tài chính của nền kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

3.1.2 Mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2015 – 2020 2020

Tăng tỷ trọng lợi nhuận so với doanh thu từ 1,72% năm 2014 lên mức 3,2% năm 2017 và 4,5% năm 2020, cơ cấu lại hệ thống các đơn vị thành viên trong toàn Tổng công ty nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém và chủ động đối phó với những thách thức để doanh nghiệp không ngừng phát triển một cách an toàn hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới,

Tăng vốn điều lệ của Tổng công ty lên mức 3.000 tỷ trong giai đoạn 2015 – 2020, củng cố phát triển hệ thống các đơn vị, công ty con đa dạng về qui mô, loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Giảm tỷ lệ cho vay vốn các đơn vị thành viên trên tổng tài sản xuống mức an toàn, thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động quản trị của các công ty thành viên theo hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp.

3.2 XÁC LẬP CÁC PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

3.2.1 Kết hợp SWOT hình thành các phương án nâng cao năng lực của

Vinacafe giai đoạn 2015 – 2020

Dựa vào những cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu mà Vinacafe sẽ gặp phải trong thời gian tới, tác giả thực hiện kết hợp SWOT hình thành các phương án nâng cao năng lực tài chính của Vinacafe giai đoạn 2015 – 2020 như sau (bảng 3.1).

66

Trong đó, phương thức kêt hợp và nội dung của các phương án nâng cao năng lực tài chính được xác định như sau:

Tăng quy mô vốn:đó là khắc phục những khó khăn nhất định do những hạn chế từ qui mô vốn. Qui mô vốn nhỏ làm cho việc đảm bảo vốn cho nhu cầu đầu tư và phát triển của công ty gặp không ít trở ngại. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn khi nền kinh tế của nước ta vẫn đang trong giai đoạn phát triển theo định hướng XHCN nhưng chưa hoàn thiện, thông tin thị trường nói chung và thị trường vốn nói riêng chưa minh bạch, thông tin về các nguồn tài chính sẵn có không đến được với doanh nghiệp.

Cải thiện tình hình tài chính thực tế: đó là minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp, tăng khả năng thanh toán của Tổng công ty đối với khách hàng. Đồng thời, tăng cường khả năng sử dụng hiệu quả tài sản và làm giảm thiểu rủi ro tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí hoạt động góp phần tăng mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.

Tái cơ cấu: đó là tối ưu hóa nâng cao năng lực về vốn trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, với nguồn vốn ngân sách hạn hẹp thì việc cổ phần hóa giúp Nhà nước thoái bớt phần vốn ở những doanh nghiệp không cần nắm giữ 100% vốn là thực sự cần thiết. Tăng cường sức mạnh về tài chính doanh nghiệp, giúp thanh lọc những đơn vịthành viên làm ăn không hiệu quả, tiến tới sáp nhập những đơn vị yếu kém lại với nhau hoặc trả vềđịa phương quản lý.

Hoàn thiện hệ thống quản lí rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: đó là gia tăng quá trình phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tài chính và diễn biến kinh tế có nhiều biến động phức tạp, xu hướng nợ xấu ngày càng gia tăng. Khẳng định được vai trò của công tác quản trị rủi ro ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Tăng chất lượng quản lý: Tăng chất lượng công tác quản lý thông qua quá trình điều hành của các nhà quản trị, từđó góp phần nâng cao năng lực tài chính cho Tổng công ty.

67

Bảng 3.1: Ma trận SWOT của Vinacafe

SWOT

CƠ HỘI (O)

O1:kinh tế Việt Nam và thế giới có dấu hiệu tăng trưởng. O2:tình hình tài chính trong nước ổn định và phát triển trong thời gian tới

O3:chính phủ đưa ra các chính sách tài chính nhằm tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước O4:các doanh nghiệp FDI tăng cường đầu tư cho ngành Cà phê

THÁCH THỨC (T)

T1:xu hướng tài chính có dấu hiệu xấu đi ở một số nước Châu Âu

T2:tình hình tài chính của các nước trong khu vực và thế giới có diễn biến phức tạp

T3:các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc cổ phần hóa T4:canh tranh gay gắt về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp FDI

ĐIỂM MẠNH (S)

S1:qui mô vốn ổn định và nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng

S2:khảnăng sinh lời tốt S3:khả năng thanh toán lãi vay và thanh toán tiền hàng cho đối tác đúng hạn

S4:đội ngũ lãnh đạo, quản lý có nhiều năm kinh nghiệm

KẾT HỢP SO

O1,3 + S2,3 tái cơ cấu O2,3 + S2,3,4 cải thiện tình hình tài chính thực tế. KẾT HỢP ST T1,2 + S2,3 đảm bảo an toàn hoạt động. T1,3 + S1,2,3 hoàn thiện hệ thống quản lí rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

ĐIỂM YẾU (W)

W1:vốn chủ sở hữu không tăng trong nhiều năm

W2:tài sản đa số có tính thanh khoản thấp

W3:lãi suất vay ngân hàng vẫn ở mức cao W4:chất lượng quản lý đối với các đơn vị thành viên thấp

KẾT HỢP WO

O1,4 + S1,4 nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường cạnh tranh KẾT HỢP WT T1,2,3,4+ W1,3 thu hẹp qui mô hoạt động ở công ty

68

3.2.2 Lựa chọn phương án đánh giá năng lực tài chính của Vinacafe giai

đoạn 2015 – 2020

3.2.2.1 Phương pháp đánh giáP3F4 4

Việc lựa chọn phương án nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trungP

3P P

. Mục đích của thảo luận nhóm tập trung nhằm:

-Thẩm định các phương án nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 đãđược tác giả nhận dạng ra ma trận SWOT.

Các thành viên tham gia thảo luận được chia làm 02 nhóm, mỗi nhóm 5 chuyên gia được mời từ các đơn vị thành viên, Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kinh doanh - Xuất nhập khẩu và bộ máy điều hành Tổng công ty. Cuộc thảo luận nhóm diễn ra tập trung vào cuối tháng 04/2015.

Phương thức thảo luận là sử dụng các câu hỏi mở dưới sự điều khiển của tác giả, các thành viên bày tỏquan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả soạn thảo (phụ lục 02); các thành viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các thành viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý kiến bằng văn bản sắp xếp các phương án theo trình tự rất quan trọng đến ít quan trọng.

-Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm tập trung, tác giả tổng hợp các phương án nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2020.

3.2.2.2 Kết quảđánh giá

Kết quả lựa chọn phương án nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2020 được tổng hợp như sau:

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với các phương án giải pháp tác giảđề xuất, song các chuyên gia cũng thống nhất quan điểm cần bổsung vào phương án “ liên kết

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 74)