Kinh nghiệm của các nước về nâng cao tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

Xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng đã trở thành áp lực buộc các nước đang phát triển phải có những biện pháp tích cực nhanh chóng nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệnăm 1997 ởĐông Nam Á thì các doanh nghiệp ở trong khu vực và các nước có kinh tế phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản đã bộc lộ những yếu kém về năng lực tài chính như: tỷ lệ nợ cao, các tỷ lệ an toàn thấp, công nghệ lạc hậu…Chính vì thế việc nâng cao năng lực tài chính đã trở thành một trào lưu trong những năm qua và không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển mà cả các nước với nhiều doanh nghiệp hùng mạnh. Đây là một số vấn đề cần được đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tự do hóa thị trường tài chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho quá trình hội nhập, hầu hết các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển như khu vực châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình hội nhập. Các nước này đã thực hiện tự do hóa thị trường tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển năng lực tài chính của các doanh nghiệp.

Kinh nghiệm được đúc kết từ một bài báo của Ngân hàng Thế giới cho thấy: tự do hóa tài chính cần phải tiến hành song song với cải cách kinh tế vĩ mô, những cố gắng tự do hóa tài chính trước khi thực hiện những cải cách sẽ phải chịu tác động của các hiện tượng: công ty không được tiếp cận với dòng vốn ổn định và tỷ lệ lãi suất cao làm cho doanh nghiệp khốn đốn.

Đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính diễn ra mạnh mẽ tại từng doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước cụ thể ở Trung Quốc.

- Xây dựng cơ chế doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đầu tư, quản lý các khoản vay của mình, tăng cường tính minh bạch. Đồng thời, tăng cường khả năng quản lý

21

giám sát nội bộ của các doanh nghiệp, thực hiện tinh giảm biên chế và nâng cao hiệu quả trong các doanh nghiệp.

- Cải thiện công nghệ để doanh nghiệp có khả năng làm việc và quản lý mang tầm cỡ quốc tế. Nâng cao khảnăng sử dụng những phần mềm, giao dịch trực tuyến để cải thiện tính chất công việc, rút ngắn thời gian và giảm chi phí.

Cấp thêm vốn và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, xử lý các khoản nợ còn tồn tại và cơ cấu lại doanh nghiệp

Tại Trung Quốc: Số nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 70% tổng dư nợ trong hệ thống ngân hàng được đưa ra ngoài bản cân đối kếtoán để xử lý. Chính phủ Trung Quốc dành ra 40 tỷ NDT dự trù ngân sách trong năm 1998 cho mục đích xóa nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước. Con số này là 30 tỷNDT trong năm trước đó và tương tựcác năm sau đều có khoản dự trù ngân sách để xóa nợ xấu. Đồng thời, những doanh nghiệp nhà nước có nợ xấu được sắp xếp lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng cho vay vốn và vấn đềthanh toán cũng được chú ý đối với các doanh nghiệp nhà nước. Từng doanh nghiệp được yêu cầu lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô hình kinh doanh, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực..

Tại Nhật Bản: Vào những năm 1980, khi nguồn vốn được đảm bảo bằng những khoản vay liên tục được đưa vào thị trường bất động sản làm cho giá nhà tăng cao và cổ phiếu tăng vọt từnăm 1987 – 1990 làm cho sự giàu có của Nhật Bản tăng lên gấp 4 lần. Năm 1998, giá trị cổ phần của công ty điện thoại NTT đã lớn hơn toàn bộ giá trị các hãng lớn của Đức như ( Siemenm Alianz, BMW, Bayer, Krupp) và ngân hàng Đức cộng lại. Chỉ số P/E của doanh nghiệp Nhật Bản lên đến gần 100 so với mức trung bình là 17 ởcác nước phương Tây ở cùng thời điểm.

Đến năm 1990, nền kình tếtăng trưởng quá nóng và bong bóng bất động sản bị vỡ tung. Giá cả giảm mạnh làm cho doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng lên và gây ra cuộc khủng hoảng trong ngành tài chính. Khi làn sóng phá sản của các doanh nghiệp tăng cao, Bộ Tài chính Nhật Bản cũng quyết định nới lỏng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, hạ lãi suất cho vay ngắn

22

hạn ( lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương giảm từ 0,5% xuống 0,25%/năm) để tạo cơ hội cho doanh nghiệp vực dậy sản xuất kinh doanh và từng bước hồi phục tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tại Mỹ: Năm 2008, “bong bóng” bất động sản xuất hiện tại Mỹ với hàng loạt các khoản nợ xấu, doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Nhiều ngân hàng phải tiến hành sáp nhập hoặc tuyên bố phá sản như: Lehman Brothers, Merrill Lyunch…Nguyên nhân là vì các doanh nghiệp đã vay nợ quá nhiều và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Dư nợ cho vay cầm cố bất động sản của các ngân hàng tăng từ 160 tỷUSD (năm 2001) lên 540 tỷ USD (năm 2004) và nhảy vọt lên 1.300 tỷ USD ( năm 2007). Hơn một nửa giá trị thịtrường bất động sản ở Mỹ là tiền đi vay với phần lớn trong sốđó là nợ khó đòi nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn và gần như việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng đi vào bế tắc từ hệ lụy này. Trước tình hình đó, Chính phủ Mỹđã đưa ra các chính sách hỗ trợ thông qua chính sách tiền tệ(FED đã bắt đầu hạ lãi suất từ 5,25% giảm xuống còn 2% sau khi qua 6 lần điều chỉnh từ 18/09/2007 đến 30/04/2008 và đến ngày 16/12/2008 lãi suất chỉ còn 0,25%/năm), hỗ trợ cho vay vốn các doanh nghiệp để khôi phục sản xuất kinh doanh (FED thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ do các định chế tài chính đang nắm giữ). Bộ Tài chính Mỹ khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc, bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ để tái cấp vốn tiếp tục hoạt động. Đây cũng là một phần của chương trình cứu trợ tài sản vào tháng 11/2008. Với những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, các doanh nghiệp Mỹ có những tín hiệu khởi sắc.

Xóa bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mở các doanh nghiệp mới ở

những khu vực đang phát triển

Việc xóa bỏ các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giúp cho nền kinh tế bớt đi gánh nặng để tập trung vào những nguồn lực có ích, có khảnăng tạo ra lợi nhuận cao. Và việc mở doanh nghiệp ở những khu vực phát triển giúp tạo ra thị trường tiềm năng rộng lớn, mang tính toàn cầu và tránh được rủi ro tập trung vào nền kinh kế.

23

Khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp

Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã cho phép một số tập đoàn tài chính đa quốc gia nước ngoài mua cổ phần còn chưa bán hết sau cổ phần hóa. Các công ty và ngân hàng lớn của Mỹ như American Express hay Goldman Sachs Inc đã đầu tư số tiền lên đến 3,78 tỷ USD vào các công ty và ngân hàng của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực tài chính của tổng công ty cà phê việt nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)