Những từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ âm thanh

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 78)

6. Bố cục của luận văn

3.2.4. Những từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ âm thanh

Kết quả thống kê (ở phụ lục 8A, 8B, 8C) có 398 lượt từ chỉ âm thanh với 200 từ khác nhau. Chúng tôi đã thống kê được các nhóm từ chỉ âm thanh như sau:

Nhóm 1: CHỈ LOẠI ÂM THANH:

bước (chân), (nước) chảy, cười, (hè, tiếng ve) dậy, đánh, gầm, gào, gáy, giục, gõ, hát, hét, hô, hò, hót, hú, huýt gió, huýt sáo, kể chuyện, kêu, khóc, khua, lãn, đập, ngân, ngáp, nhảy, nhịp, đi, nổ, đưa, đưa hố, o oe, ồ, ran, reo, ré, réo, ít, rơi, ru, rung, rùng, rú, rúc, sủa, thét, thổi, tiếng, vọng, vang, vỗ, vút, xối,...

Nhóm 2: CUNG BẬC, SẮC THÁI CỦA ÂM THANH:

ào ào, bổng trầm, chiu chít, cuồn cuộn, dìu dặt, gầm gừ, gắt gỏng, gióng giả, giục giã, leng keng, lộc cộc, lục cục lào cào, não nùng, náo nức, ngân nga, ngao ngán, nhè nhẹ, nức nở, rầm rập, râm ran, rầm rì, rần rần, rào rào, rên rỉ, réo rắt, rì rầm, rì rào, ríu ra, iu, ừ, ríu rít, rôm rã, rộn rã, rùng rợn, rúc rích, sột soạt, thanh thanh, thánh thót, thình thình, tưng bừng, tùng rinh rinh, vang dội, vi vút, xôn xao,...

Nhóm 3: CHỦ THỂ CỦA ÂM THANH:

Anh Trỗi, biển, bom, chày đêm, chim cà lơi, chim rừng, chim tu hú, chó, chuông đạo, chuyến tàu, chuyện xí nghiệp, chim cu, còi, giặc, gió, gươm, đàn, hè, ve, kèn, nhạc, kiểng tù, lá nguy trang, Lư cầu Kiều, loa, Lỗ Tấn, lời, lời Đảng, mái tôn, máy điện, mưa lệ,

79

mồm, đạn bom, nhân loại, những đường Việt Bắc, đoàn tàu, đường tiến quân, pháo, phèng la, quân, rừng mơ, sấm, sét, sống, sức trẻ, sóng biển, suối, súng, thác, thông, thúy điện, Bác cười, búa, chân ngựa, chổi tre, chuông, còi, cuốc, người bị giết, người đang sống, xác chết, dê, dơi, em bé, gà, giày, gió, gươm, guốc, kèn, lạc ngựa, máy cày, mõ, trái tim, đàn, người xưa, hạc, đời, nước, Châu Ro, quân, roi, sáo, súng, trống, trống ngực, xe lùa nước, trẻ em, tu hú, tù và, ve, voi, xe điện, rừng, thời gian, thời tiết, quê hương,...

Số liệu thống kê ba loại ở trên được chỉ ra ở bảng 3.13:

Bảng 3.13. Thống kê phân nhóm từ chỉ âm thanh trong thơ Tố Hữu

Nhóm N L

1 (phụ lục 8A) 168 53 2 (phụ lục 8B) 59 42 3 (phụ lục 8C) 171 105

Trước khi tiến hành mô tả từ chỉ âm thanh ở bảng 3.13, chúng tôi lưu ý: từ chỉ chủ thể âm thanh (nhóm 3) có số lượng cao nhất, kế đến là từ chỉ loại âm thanh (nhóm 1) và cuối cùng là từ chỉ cung bậc sắc thái âm thanh (nhóm 2). Số liệu này không có gì đặc biệt. Bởi từ ngữ chỉ chủ thể âm thanh thường là những từ chỉ con người, sự vật, hiện tượng. Chúng chiếm rất nhiều trong lớp từ vựng cơ bản. Với từ ngữ chỉ loại âm thanh cũng vậy, thường chúng là những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, quá trình. Còn lớp từ nhóm 2, chỉ cung bậc, sắc thái của âm thanh thường là từ chỉ tính chất (cung bậc, sắc thái) thì có số lượng từ có giới hạn là điều rất hợp lý.

Sau đây là phần mô tả cụ thể ba nhóm từ chỉ â m thanh. Chúng tôi dành sự chú ý nhiều hơn đến nhóm 2: từ chỉ cung bậc sắc thái của â m thanh. Vì qua đây người viết sẽ tìm ra được nét tương đồng hay khác biệt về ngữ nghĩa giữa trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ â m thanh với trường từ vựng - ngữ chỉ màu sắc, trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ cảm xúc mà người viết quan tâm.

80

a. Ở nhóm 1, Tố Hữu đã sử dụng 168 lượt từ với 58 từ ngữ chỉ loại â m thanh khác nhau, trong đó có 20 từ ngữ xuất hiện 1 lần để biểu thị â m thanh tiếng: (nước) chảy, đánh, hô, huýt gió, nhảy, nhịp, đi, đưa hố, ré, rùng, rú, rúc; có 14 từ ngữ xuất hiện 2 lần để biểu thị â m thanh của tiếng: gào, gõ, hò, hú, lăn, đập, ngân, ngáp, réo, rít, rơi, thổi, vọng, xối; có 8 từ xuất hiện ba lần để biểu thị tiếng: dậy, giục, hét, hót, huýt sáo, khua, ru, rung; có 2 từ xuất hiện 4 lần biểu thị tiếng: khóc, ran (pháo nổ ran, sấm ran, ve ran); có 2 từ xuất hiện 5 lần biểu thị tiếng: cười (ríu rít tiếng cười tuổi xuân, tiếng Bác cười...), gầm (gầm một tiếng tan u uất, tiếng súng gầm vang, voi gầm, pháo gầm, sóng gầm); có 1 từ xuất hiện 6 lần: gáy ( g à gáy, chim rừng gáy, chim cu gáy); có 1 từ xuất hiện 8 lần là từ nổ (đạn nổ, súng nổ, pháo nổ, sấm nổ, sét nổ); có 1 từ xuất hiện 9 lần: vang (kèn vang, búa vang, chuông vang, súng gầm vang, trống giục vang đồng, xưởng máy còi vang, huýt sáo vang, tiếng búa vang, hét vang); có 2 từ xuất hiện 12 lần miêu tả tiếng: hát, thét (Lỗ Tấn thét, Anh Trỗi thét, gió thét, pháo thét, còi thét...); có 1 từ xuất hiện 16 lần tả tiếng reo (thông reo, chuông reo, máy cày reo, máy điện reo, biển reo, chim reo, gió khơi reo vọng rừng dừa, gươm khát máu khua nhau reo rùng rợn, lá nguy trang reo, quân reo, đồng bào reo, sóng reo, suối reo, ta reo,...) và 1 từ xuất hiện 17 lần mô tả tiếng kêu (tiếng thơ kêu xé lòng, ve kêu, tiếng sáo kêu, chim kêu, chó kêu, hồn kêu, loa kêu, phèng la kêu, tiếng dê kêu, tiếng kêu từ đáy ruột),...

b. Ở nhóm 2 (các từ chỉ cung bậc, sắc thái của â m thanh), Tố Hữu đã dùng 59 lượt từ với 42 từ khác nhau. Đó là các từ: ào ào, bổng trầm, chiu chừ, cuồn cuộn, dìu dặt, gầm gừ, gắt gỏng, gióng giả, giục giã, leng keng, lộc cộc, lục cục lào cào, não nùng, náo nức, ngân nga, ngao ngán, nhè nhẹ, nức nở, rầm rập, râm ran, rầm rì, rần rần, rào rào, rên rỉ, réo rắt, rì rầm, rì rào, ríu ra ríu rít, ríu rít, rôm rã, rộn rã, rùng rợn, rúc rích, sột soạt, thanh thanh, thánh thót, thình thình, tưng bừng, tùng rinh rinh, vang dội, vi vút, xốn xao,...

81

Các từ chỉ cung bậc, sắc thái của â m thanh ở nhóm 2 này được gắn rất phù hợp với từng loại â m thanh ở nhóm 1, làm nên những sự kiện â m thanh đặc biệt mà chúng tôi sẽ chỉ ra sau đây:

- Xét những trường hợp từ chỉ â m thanh nhóm 1 kết hợp với từ chỉ â m thanh ở nhóm 2, có nguồn gốc â m thanh từ người: Loại â m thanh là tiếng nói thì có nói: rôm rã (chuyện xí nghiệp); loại â m thanh là tiếng khóc thì có khóc: rưng rưng, nghẹn ngào (Phên nan gió lọt lạnh lừng, Ngọn lửa bập bùng mé khóc rưng rưng - Bà mẹViệt Bắc), khóc ròng (Tôi lắng nghe bỗng cô gái khóc ròng - Emily, con...); loại â m thanh là tiếng cười thì có cười: ha hả, khi, giòn, hể hả (chuyện xưa cười hể hả - Như một cuộc hành hương), rúc rích (Tiếng mấy cày reo đâu đó xôn xao, Và rúc rích tiếng ai cười trong mía - Lá thư Bến Tre); loại â m thanh là tiếng huýt gió thì có huýt gió: thanh thanh (Anh có buồn không anh lính ơi / có lẽ nên anh mới dối mình / vờ vui lên huýt gió thanh thanh - Người lính đêm), say sưa (Chẩn gõ nhịp đi lên bước nhặt / Miệng vang lừng huýt gió say sưa - Tiếng hát đi đày); loại â m thanh là tiếng ru thì có ru: nhè nhẹ (À ơi tiếng mẹ ru nhè nhẹ / Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường - Quê mẹ).

- Xét những trường hợp từ chỉ â m thanh ở nhóm 1 kết hợp với từ chỉ â m thanh ở nhóm 2, có nguồn gốc â m thanh từ đồ vật và hiện tượng thiên nhiên: Loại â m thanh là tiếng được phát ra từ các vật: gươm reo rùng rợn (Song thất), máy điện giục gầm gừ (Ba tiếng)/ xe điện chạy leng keng (Ba tiếng), đàn kêu thánh thót (Mùa xuân mới), kiểng tù khua gắt gỏng (Ba tiếng), xe lắc lăn lộc cộc (Chào thế kỷ 21), cuốc kêu lục cục lào cào (Phá đường),... loại â m thanh là tiếng được phát ra từ các hiện tượng: gió thổi rào, sóng vỗ ào ào (Lều cỏ Lê-nin), mưa lệ (rơi) rào rào (Có một ngày như thế),...

- Xét các từ chỉ cung bậc, sắc thái â m thanh ở nhóm 2 mà đựơc đánh giá là tốt hoặc trung hòa, có sự đồng tình, đồng cảm (1) và loại được đánh giá là

82

không tốt (2) ([7, 55]): Loại (1), chúng tôi đã thống kê được 35 từ (trong tổng số 42 từ khác nhau), chiếm tỉ lệ 83,33%. Ví dụ: xôn xao, tưng bừng, thánh thót, rúc rích, rộn rã, rôm rã, ngân nga, náo nức, gióng giả, dìu dặt,... loại (2), là số còn lại: 7 từ, chiếm tỉ lệ 16,67%. Đó là các từ: gầm gừ, gắt gỏng, não nùng, ngao ngán, rên rỉ, rùng rợn, sột soạt.

Như đã nói ở trên, chúng tôi sẽ phân tích nhóm 2 ở khía cạnh sắc thái â m thanh tốt, trung hòa không tốt.

Bảng 3.14. Tỉ lệ giữa cung bậc, sắc thái âm thanh tốt, trung hòa và cung bậc

sắc thái âm thanh không tốt trong thơ Tố Hữu

TỐT, TRUNG HÒA KHÔNG TỐT

N Số nội dung biểu đạt N Số nội dung biểu đạt

52 35 7 7

83,33% 83,33% 16,67% 16,67%

Chú thích: Ncung bậc, sắc thái = 59 lượt từ, L cung bậc, sắc thái = 42 từ khác nhau (từ bảng 3.13).

Như vậy từ chỉ cung bậc sắc thái â m thanh ở nhóm 2 được đánh giá là tốt hoặc trung hòa, nhiều gấp năm lần loại được đánh giá là không tốt. Cùng với cảm xúc yêu thương và màu sắc tươi sáng, â m thanh vui nhộn sẽ làm nên bức tranh cuộc sống trong thơ Tố Hữu thật hữu tình.

c. Ở nhóm 3, có 105 chủ thể â m thanh, 171 lượt xuất hiện và được phân thành 6 loại như sau:

Bảng 3.15. Phân loại chủ thể âm thanh

Loại Chủ thể â m thanh là: Lchủ thể Nchủ thể Tỉ lệ

1 đồ vật 43 73 42,69%

2 con người 16 21 12,28%

83

4 thiên nhiên 14 23 13,45%

5 hoạt động 5 5 2,92%

6 Khác(13) 13 19 11,11%

ở nhóm 3, luận văn tôi đặc biệt chú ý 13 trường hợp ở loại 6 (bảng 3.15). Tác giả sử dụng những chủ thể â m thanh đặc biệt như: tiếng của một nghìn xác chết (Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết í Chết thê thảm chết một ngày bi thiết - Thù muôn đời muôn kiếp không tan), tiếng của nghìn người bị giết (Hãy nghe tiếng

nghìn người bị giết / Không sống nữa nhưng không chịu chết - Thù muôn đời muôn kiếp không tan), tiếng rú của những người đang sống, tiếng của những người xưa (Hãy nghe tiếng rú những người đang sống / Như biển động ầm ầm tiếng sóng / Và hãy nghe cả tiếng người xưa -Giữa ngày xuân), tiếng của rừng (Rừng xa run rẩy xa vời tiếng rung - Đông), tiếng của thời gian (Bâng khuâng nghe năm tháng / Đẹp như người con gái nước Nga -Với Lê-nin), tiếng của quê hương (Ôi những ai về đến quê hương / Có bâng khuâng? Nghe những gì không rõ / Trong im lặng... - Trước Krem-lin), tiếng của thời tiết (Giã từ năm cũ bâng khuâng / Đã nghe xuân mới lân lân lạ thường - Bài ca mùa xuân 1961).

Sau khi mô tả một cách chi tiết 3 nhóm â m thanh như ở trên, tác giả luận văn rút ra một số kết luận:

Thứ nhất, từ chỉ â m thanh trong thơ Tố Hữu rất phong phú và đa dạng: vừa có â m thanh của thế giới thiên nhiên, â m thanh bình thường của đời sống hàng ngày vừa có cả những â m thanh vô hình nhưng không thoát ly cuộc sống (nghe mà như thấy: Nghe mênh mang sức khoe của muôn loài, tiếng lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh, tiếng đời lăn náo nức, tiếng của nghìn xác

13Gồm các chủ thể là (tiếng) đời, đường tiến quân, hè, (lởi) Đảng (gọi), (tiếng) mưa lệ, (tiếng) đường Việt Bắc, (tiếng) người bị giết, (tiếng) người đang sống, (tiếng) xác chết, (tiếng) người xưa, (tiếng) quê hương, (tiếng) thời gian, (tiếng) thời tiết.

84

chết,..). Đây là thứ â m thanh chất chứa tâm trạng và là sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Tác giả đã nghe cả tiếng của những người đã chết, nghe tiếng của rừng, nghe những gì không rõ ở quê hương, nghe một sự phân vân, một cái bâng khuâng ở trong thời tiết và cả tiêng của lòng mình. Âm thanh vừa thực mà vừa hư, vừa rõ nét lại vừa mơ hồ nhưng không kém phần gợi tả: â m thanh được cất lên từ chính trái tim của tác giả bằng cảm xúc vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường, làm cho â m thanh có giọng bi hùng. Đây là những â m thanh mang bao sắc thái của cuộc đời.

Thứ hai, â m thanh trong thơ Tố Hữu có khi gây chấn động mạnh (tiếng máy bay gầm rú, tiếng bom đạn làm rung chuyển, tiếng súng nổ,...), có khi là chấn động nhẹ (tiếng gió thổi rì rào, tiếng đàn thánh thót, tiếng dơi chiều đập cánh,...) chứ không có thứ â m thanh gây ồn ào vô nghĩa. Bởi qua kết quả khảo sát, cùng với việc quay về với từng bài thơ, từng hoàn cảnh sáng tác cụ thể, chúng tôi nhận ra rằng tất cả các â m thanh này đều bắt nguồn từ những cảm xúc rất tinh tế, lãng mạn, lạc quan và thông cảm, bằng trí tưởng tượng phong phú của tác giả.

Thứ ba, từ chỉ cung bậc, sắc thái â m thanh ở nhóm 2 mà đựơc đánh giá là tốt hoặc trung hòa, có sự đồng tình, đồng cảm là 35 từ (trong tổng số 42 từ khác nhau), chiếm tỉ lệ 83,33%, nhiều gấp 5 lần loại được đánh giá là không tốt. Điều này chứng tỏ cung bậc, sắc thái â m thanh trong thơ Tố Hữu rất vui nhộn, lạc quan yêu đời.

85

KÊT LUẬN

1. Với mục đích muốn dựng lại bức tranh tổng quát về ngôn từ trong thơ Tố Hữu (xét trên phương diện từ vựng), luận văn nghiêng về thực tiễn hơn là lý luận của vấn đề. Do vậy, từ việc lập Từ điển tần số, thống kê định lượng vốn từ, mô tả các bình diện của từ đến khảo sát một số trường từ vựng - ngữ nghĩa, luận văn tập trung đề cập đến ý nghĩa của các kết quả thống kê từ vựng trong việc tham gia diễn đạt nội dung sáng tác của nhà thơ và rút ra một số kết luận sau đây:

2. Về vốn từ, số lượng từ thuộc vùng tần số cao ít hơn rất nhiều so với từ thuộc vùng tần số thấp. Đó là lý do vì sao Tố Hữu dùng hơn một nửa số từ vựng chỉ lặp lại một lần hoặc không lặp lại lần nào, và cũng là nguyên nhân để từ vựng tiêu cực chiếm tỉ lệ nhiều hơn từ vựng tích cực cả ngàn lần. Từ vựng trong thơ Tố Hữu phong phú và phong phú hơn thể loại báo chí chính luận. Điều này cũng phù hợp với kết quả thống kê về tính dễ hiểu của thơ Tố Hữu thông qua việc xét độ phong phú của từ vựng.

3. Về các lớp từ vựng, ở bình diện nguồn gốc cấu tạo, người viết nhận thấy rằng điều quyết định về cấu tạo từ đơn, từ ghép, từ láy và thành ngữ trong văn bản thơ vừa do yếu tố thời đại vừa do thể thơ (đó là thể thơ tự do và thể thơ thất ngôn biến thể), mà tỉ lệ cao hơn vẫn là do yếu tố thời đại. Hệ quả của vấn đề trên là: tỉ lệ từ thuần Việt và từ Hán - Việt trong sự tương ứng với tỉ lệ từ đơn và từ ghép chênh nhau rõ rệt. Cả hai loại từ láy tượng thanh và tượng hình đều xuất hiện nhiều trong thơ Tố Hữu. Hầu hết 107 thành ngữ trong thơ Tố Hữu vừa rất thông dụng, sinh động, giản dị, dễ hiểu, vừa dễ thuộc, giàu tính dân tộc và nhân dân. Ở bình diện phạm vi sử dụng, từ địa phương tuy không nhiều, nhưng lớp từ vựng này góp phần mô tả đời sống, phong tục tập quán ở một số địa phương miền ngược, miền Trung và vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt, thuật ngữ khoa học kỹ thuật, tiếng lóng và biệt ngữ không xuất hiện trong thơ Tố Hữu. Chỉ có

86

một ít từ nghề nghiệp của ngành công nghiệp dầu khí, nghề nông và nghề thủ công như ươm tơ dệt lụa, tạc tượng, đan lát.

4.Các trường từ vựng - ngữ nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ đặc biệt, kết thành một khối để bộc lộ tâm tư tình cảm của tác giả, chi phối nội dung sáng tác bằng cảm xúc trữ tình chính trị, để kết nên những thông điệp có giá trị nhân văn gửi đến người đọc. Và như thế, cũng qua các trường từ vựng -ngữ nghĩa mà luận văn đã đề cập, người viết thấy được thái độ rõ ràng và nghiêm túc của tác giả trong việc tạo lập các kết hợp từ vựng mới và độc đáo. Các kết hợp từ vựng độc đáo này hoàn toàn không thoát ly thực tế mà là cái nhìn trực diện của tác

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)