6. Bố cục của luận văn
2.1.4. Thành ngữ trong thơ Tố Hữu
Xét ở bình diện cấu tạo, theo Nguyễn Thiện Giáp, thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm [6, 77]. Ví dụ: dầu sôi lửa bỏng, xương tan thịt nát, tham bát bỏ mâm,...
Khảo sát thành ngữ trong thơ Tố Hữu, chúng tôi thấy tổng số 107 thành ngữ trong thơ Tố Hữu (xem phụ lục 2) được hình thành theo cơ chế cấu tạo như sau:
- Loại 1: Sự kết hợp của hai thành tố nghĩa biểu thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt [6, 78], bắt đầu bằng từ chỉ sự vật hiện tượng, từ chỉ hành động, quá trình, trạng thái, từ chỉ tính chất và từ chỉ số đếm trong dãy số tự nhiên. Ví dụ: xương tan thịt nát, chia ngọt xẻ bùi, nhạt muối vơi cơm,...
- Loại 2: Thành ngữ được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ toàn bộ. Ví dụ thành ngữ ôm chân liếm gót có ý nghĩa chung, biểu thị sự xu nịnh. Ý nghĩa này được thể hiện thông qua một quá trình chuyển hóa thành đơn vị hậu ngữ nghĩa khác là "ôm chân liếm gót". Đơn vị hậu ngữ nghĩa này lại được biểu hiện trong các đơn vị ngữ â m cụ thể. Do đó các ý nghĩa của ôm, chân, liếm, gót chỉ trực tiếp cấu thành đơn vị hậu ngữ nghĩa, chứ không trực tiếp phản ánh những thuộc tính của khái niệm "xu nịnh" (đối tượng cần diễn đạt). Có thể nói ý nghĩa của chúng đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm mới.
- Loại 3: Thành ngữ được hình thành bằng sự kết hợp của một thành tố biểu thị thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng của đối tượng. Ví dụ, trong thành ngữ hiền như đất, hiền biểu thị một thuộc tính chung về tính chất, còn đất phản ánh một thuộc tính riêng về mức độ
43
của tính chất đó. Loại này chỉ xuất hiện một lần trong thơ Tố Hữu. Có thể biểu diễn ba loại thành ngữ ở trên trong bảng 2.8:
Bảng 2.8. Thống kê thành ngữ trong thơ Tố Hữu theo cơ chế cấu tạo
Loại Ví dụ Số lượng Tỉ lệ
1 chia ngọt sẻ bùi 47 44,43%
cơm ăn áo mặc 40 37,04%
bầm gan tím ruột 8 7,41%
chín đọi mười chờ 7 6,48%
2 ôm chân liếm gót, tham bát bỏ mâm, … 4 3,70%
3 hiền như đất 1 0,93%
Dựa vào bảng 2.8, so sánh 3 loại thành ngữ này luận văn nhận xét: đa số thành ngữ trong thơ Tố Hữu là thành ngữ đối(9)
(thành ngữ 4 â m tiết), chiếm tỉ lệ 99%. Theo Bùi Khắc Việt, cấu tạo 4 âm tiết làm cho thành ngữ cô đọng, súc tích về nội dung, nhịp nhàng, cân đối về hình thức [30, 117]. Do vậy, 99% thành ngữ 4 â m tiết được sử đụng rộng rãi, đúng lúc, đúng chỗ trong thơ Tố Hữu đã góp phần tạo nên một thanh â m đặc biệt, làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho thơ ông như: chia ngọt xẻ bùi, rạng mặt tươi mày, vào sinh ra tử, xương tan thịt nát,... Riêng ở loại 1 (sự kết hợp của hai thành tố nghĩa biểu thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt), có 102 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 95%, là những thành ngữ chỉ sự vật hiện tượng, từ chỉ hành động, quá trình trạng thái, từ chỉ tính chất và từ chỉ số đếm trong dãy số tự nhiên. Những ý nghĩa này gần như đã bao quát toàn bộ đời sống xã hội và là những thành ngữ rất thông dụng, gần gũi với quần chúng nhân dân, phản ánh được cuộc sống của toàn dân tộc, chẳng hạn: ăn gian nói dối, ăn nhờ ở đậu, bom rơi đạn nơ, con bế
9Chữ dùng của Bùi Khắc Việt
44
con bồng, lên rừng xuống bể, lội suối lên ngàn, nay bán mai cầm, nghĩa nặng tình sâu, quay hướng đổi lòng, tham bát bỏ mâm, vào sinh ra tử,...
Như chúng ta đã biết, thành ngữ là một đơn vị bền vững của ngôn ngữ. Tính bền vững đó do kết cấu, sự hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa của nó định đoạt. Tuy vậy thơ Tố Hữu vẫn có nhiều thành ngữ biến thể (được đổi vị trí của hai vế, do bắt nguồn từ loại thành ngữ cấu tạo theo phương thức đẳng lập), ví dụ: khơi trong gạn đục (Bác ra đi để lời Di chúc /Đoàn kết nhau trên dưới một lòng / Trọng đức tài khơi trong gạn đục / Vĩ nhân dân xóa sạch bất công - Chào xuân 99). Chúng tôi không gặp một biến thể đảo nào ở những thành ngữ được cấu tạo theo phương thức khác, kiểu như: hiền như đất. Có một vài trường hợp Tố Hữu dùng thành ngữ mới (vế thứ nhất + vế thứ hai mới hay ngược lại như: trai tài gái giỏi, chia đắng xẻ bùi, hoặc hai vế hoàn toàn mới: vai súng tay cày,...). Như vậy sự phong phú của thành ngữ trong thơ Tố Hữu vừa tập trung thể hiện ở mặt hình thức các biến thể vừa là ở bề sâu của sức gợi tả, bắt nguồn từ lời ă n tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
Có thể nói, Tố Hữu đã sử dụng một cách tài tình cả 107 thành ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể. Những ý nghĩa biểu hiện phong phú gần gũi và dễ hiểu đã góp phần làm cho thơ ông vừa sinh động, giản dị, dễ hiểu, vừa dễ thuộc, giàu tính dân tộc và tính nhân dân. Những tác giả nghiên cứu và phê bình văn học nhiều thập kỉ qua đã khẳng định điều đó: Trần Đình Sử [19, 96-177], Lê Đình Kỵ [l0, 404-462], Đặng Thai Mai [13, 84-94].