Một số cách làm giàu vốn từ trong thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3.Một số cách làm giàu vốn từ trong thơ Tố Hữu

Về cách làm giàu vốn từ của Tố Hữu, có những điểm đáng chú ý:

- Tuy tác giả rất thông thạo tiếng Huế và đã từng sống nhiều năm ở nhiều địa phương khác nhau nhưng tiếng địa phương không phải là nguồn duy nhất đủ để làm giàu vốn từ của tác giả. Kết quả thống kê vốn từ địa phương (kể cả một số cách nói của người địa phương như: cái vợ, cái con, đau cái bụng) chỉ có 51 từ, chiếm tỉ lệ 0,84%. Điều này có thể cho phép ta nói rằng nguồn từ vựng chủ yếu được sử dụng trong thơ Tố Hữu vẫn là trong ngôn ngữ toàn dân. Cách làm giàu về vốn từ của nhà thơ có chăng là sự phát triển của từ đồng nghĩa hay từ đồng sở chỉ. Trong thơ Tố Hữu, các nhóm từ này đặc biệt phong phú. Chẳng hạn, để diễn đạt một trạng thái tâm lý - tình cảm là nỗi buồn, thơ Tố Hữu đã dùng: buồn lo, buồn đau, buồn tênh, buồn thảm, buồn thiu; hay là về tình thương, Tố Hữu dùng: thương, cảm thương, thương mến, thương đau, thương nhớ, thương yêu; hay là trong lớp từ xưng gọi, tác giả thường xưng mình bằng đứa, anh, con, cháu, bạn, ta, chú, chúng con,... Chúng ta nhận thấy những từ đồng nghĩa hay đồng sở chỉ này mang nhiều chức năng gợi cảm và khả năng diễn tả riêng, có tác dụng phân biệt nghĩa, do vậy chúng dễ làm thỏa mãn yêu cầu to lớn trong sự biểu đạt của tác giả. Hay cũng có thể lý giải, từ đồng nghĩa hay đồng sở chỉ có khi chúng không có sự khác biệt về sắc thái ý nghĩa, nhưng rất cần để tác giả tránh lặp khi phải dùng nhiều lần một khái niệm.

- Nhìn một cách khái quát, ngôn từ trong thơ Tố Hữu được viết ra trong những hoàn cảnh đặc biệt của những giờ phút lâm nguy, khi lựa chọn sống chết,

31

khi quốc gia hữu sự, khi phân biệt chính tà, phải trái, khi rung động cao cả, khi say mê cái lớn lao. Lúc đó, ngôn từ trong thơ ông không còn là ngôn từ của sinh hoạt đời thường mà đã thoát thai từ ngôn từ của một tiếng nói khác, vừa có tính chất kế thừa truyền thống và bền vững, vừa có vốn từ vựng đủ lớn để tác giả giải quyết mọi nhu cầu sáng tác. Một khối lượng từ vựng phong phú (với 6102 từ khác nhau) trải dài trên 283 bài thơ trong suốt gần bảy thập niên đã chứng minh cho điều này.

Những kết quả thống kê và những nhận xét rút ra trên đây ít nhiều đã phản ánh được đặc điểm về vốn từ vựng trong thơ Tố Hữu. Để hoàn chỉnh hơn mặt này, trên cơ sở tư liệu thống kê như vậy, luận văn tiếp tục nghiến cứu những vấn đề khác ở chương tiếp theo dưới đây, chẳng hạn như về bình diện cấu tạo từ, bình diện nguồn gốc của từ, bình diện phạm vi sử dụng hay mức độ sử dụng của từ.

32

CHƯƠNG 2: CÁC BÌNH DIỆN CỦA TỪ VỰNG TRONG THƠ TỐ HỮU

Như chúng ta biết, Từ vựng học nghiên cứu các bình diện: cấu tạo, nguồn gốc, phạm vi sử dụng và mức độ sử dụng của từ. Đó là cơ sở để luận văn này tìm hiểu từ vựng trong thơ Tố Hữu với các bình diện như trên.

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 30)