6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Những từ ngữ thuộc trường nghĩa của từ chỉ con người số đông
Không thể lý giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó [19, 96]. Do vậy, từ góc nhìn của ngôn ngữ học, nghiên cứu trường nghĩa của lớp từ ngữ chì con người mà đặc biệt là con người số đông trong thơ Tố Hữu quả là một nội dung cơ bản để đi sâu tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật mới về con người của nhà thơ Tố Hữu.
Chúng tôi đã thống kê tất cả những từ mang ý nghĩa chỉ con người số đông (1) và cả những từ xuất hiện trước danh ngữ chỉ con người để làm thành một ngữ chỉ con người số đông (2). Tổng hợp số liệu của hai loại (1) và (2) này
61
được biểu diễn trong bảng 3.1 để chúng tôi có một cái nhìn tổng quát về tần số và số từ khác nhau của chúng.
Bảng 3.1. N và L của từ chỉ con người số đông loại (l)và(2)
T o à n tập C hỉ con người số đông
N L N L
5 7 3 3 9 6 1 0 2 4 7
5 0 , 8 3 %
2 4 0 , 3 9 % Kết quả thống kê loại (1) và loại (2) được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Thống kê từ ngữ chỉ con người số đông
S ố Từ ố Tần Độ phủ toàn văn 1 đồng chí 60 0,105% 2 đồng bào 31 0,054% 3 lũ 28 0,049% 4 bầy 17 0,030% 5 bạn đời 16 0,028% 6 loài người 15 0,021% 7 bạn lòng 1 0,002% 8 nhân loại 1 0,002% 9 phường lợi dụng 1 0,002%
1 quân Ưng Khuyển 1 0,002%
Và chúng tôi còn khảo sát được 14 từ ngữ tham gia vào việc tạo nghĩa chỉ con người số đông là những, cả, lũ, muôn, bao, bầy, bao nhiêu, trăm, loài, vạn, toàn, khối, biết bao, dòng, rừng, sáu trăm triệu. Bản thân những từ này không mang nghĩa chỉ con người số đông cho nên chúng phải đi kèm với yếu tố phía sau để tạo nghĩa, ví dụ: trăm tay, vạn đầu, muôn em ả, ...
Một điểm cần lưu ý là, theo Từ điển tần số thơ Tố Hữu (phụ lục 10), ví dụ từ những xuất hiện 500 lần nhưng chỉ có 167 lần từ những xuất hiện có yếu tố đi sau chỉ con người. Và cùng với từ những có 167 kết hợp chỉ con người số đông
62
được hình thành. Các trường hợp còn lại cũng kết hợp tương tự như vậy. Điều này được thể hiện ở 3.3:
Bảng 3.3. Thống kê từ tham gia tạo nghĩa chỉ con người số đông
(có chú thích ở cuối bảng) (1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 những 500 167 0,291% cô gái, ông già, ảnh hình, con người thú, bóng ma, …..
2 cả 162 32 0,10% việt nam, trung hoa, liên xô, hành tinh, linh hồn, …
3 muôn 89 28 0,056% tay, thây, chân, bạn, lòng, chiến sĩ, em ả, dân, trái tim, hồn, ….
4 bao 103 18 0,049% đời, người, thế hệ, kẻ, hồn, lớp đời, đứa, khối não, mẹ, ….
5 bao nhiêu 53 12 0,031% xương, máu, oan hồn, quả phụ, nàng, số phận, bầm, đầu, …
6 trăm 79 10 0,017% cháu mồ côi, loài ta, tay, đầu, họ, thiên thần, xác, ….
7 loài 18 9 0,016% quân phiệt, ta bạo chúa, thú độc, ….
8 vạn 33 9 0,016% đời, gia đình, anh hùng, thiên thần, kiếp, bàn tay, đầu, …
9 toàn 17 8 0,014% dân, dân tộc, … 10 khối 11 6 0,010% người
11 dòng 94 2 0,002% nhân loại, người 12 biết bao 21 1 0,003% đồng chí
13 rừng 1 0,002% người 14 sáu trăm triệu 1 0,002% bàn tay
Chú thích: (1) số thứ tự, (2) Từ, (3) Tần số theo Từ điển tần số thơ Tố Hữu, (4) Tần số tham gia tạo nghĩa chỉ con người số đông, (5) Độ phủ toàn văn bản, (6) Ví dụ yếu tố đi kèm phía sau.
Như vậy từ bảng 3.2 và bảng 3.3, ta có tất cả 24 phương tiện từ ngữ để chỉ con người số đông với 468 lượt xuất hiện và phân thành 2 nhóm: nhóm con người số đông tạo thành một lực lượng hùng hậu của dân tộc Việt Nam (431 lượt từ) và nhóm con người số đông chỉ kẻ thù của dân tộc (37 lượt từ).
Về lực lượng hùng hậu của dân tộc Việt Nam, họ là số đông của: vạn nhà, vạn kiếp, là vạn đầu, là bao hồn khổ, bao nhiêu xương, bao nhiêu máu oan
63
hồn, là biết bao nhiêu quả phụ. Họ là những lưng cong xuống luống cày, những hồn thân tự thuở xưa, những hồn quen dãi gió dầm mưa những hồn chất phác hiền như đất, những linh hồn trẻ, những linh hồn thép, những mắt viền bóng chết, những mảnh buồm xơ xác phủ vai gầy,... Họ là muôn chân, muôn bạn, trăm tay, muôn người, một thân ngã một trăm đầu xốc tới, trăm đầu rụng thì muôn chân lính mới, muôn chiến sĩ, muôn em ả, vạn gia đình, vạn anh hùng, nghìn thế hệ, muôn trái tim, trăm vạn thiên thần. Họ là khối người, khối đời, khối đồng tâm, là rừng người, là loài cơ cực, loài người đau khổ, nhân loại, cả nhân quần, đoàn quân nô lệ, đoàn quân, đoạn chiến hạm, đoàn chim quyết thắng, dòng người vô địch, dòng người cuộn thác... Số đông ở đây không chỉ là số nhiều mà còn là sự giàu có phong phú, bất tận, vững bền, vô địch. Đây là hình tượng tập thể kỳ vĩ, đầy sức mạnh, hào hùng, chưa từng có trong thơ văn cách mạng đầu thế kỷ và thơ ca vô sản đương thời. Những con người số đông ấy không còn là con người của gia đình, không chỉ là đồng bào, đồng chủng như trong văn thơ yêu nước đầu thế ky,... đó là con người của loài, của số đông.
Trong thơ Tố Hữu, bạn đời, bạn lòng, bạn muôn đời cũng là đồng chí, những người cùng đoàn thể cách mạng (Bao đồng chí, những ai còn, ai mất/ Danh dự của riêng thân là của chung đồng chí). Từ bạn đời xuất hiện trong thơ Tố Hữu là một ý niệm đặc biệt, mang tính nhân dân rộng rãi, có cơ sở xã hội và giai cấp sâu sắc. Bạn đời là những người hiểu nhau không nói nên lời, không cần môi giới, như một thứ tình thân không quen biết kiểu mới (Nhưng kể làm chi nữa bạn lòng ơi! / Lặng nhìn nhau lựa phải nói năng chỉ), là những người quen thân không đợi gặp mặt (Người đi quấn áo chen chân. / Ơ sao như đã quen thân từ nào? / Tôi nhớ đàn anh tự thuở xưa).
Như đã chỉ ra ở trên, đối lập lại với số đông chỉ lực lượng hùng hậu của dân tộc Việt Nam là những từ ngữ chỉ kẻ thù của dân tộc như: bầy thú, loài thú
64
độc, loài mi, loài bay**, lũ khốn, lũ chó đê hèn, phường lợi dụng, quân Ưng Khuyển,...
Có thể nhận xét rằng: lớp từ chỉ lực lượng hùng hậu, con người số đông của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh thành hình tượng tập thể kỳ vĩ, đầy sức mạnh hào hùng, làm nên những chiến công vĩ đại của dân tộc.