6. Bố cục của luận văn
2.2.4. Tên riêng trong thơ Tố Hữu
Tên riêng là tên gọi từng cá nhân, cá thể, phân biệt với những cá nhân cá thể khác cùng loại. Ví dụ các tên riêng có tần số xuất hiện cao trong thơ Tố Hữu là: (miền) Nam, Bắc, Việt Nam, Trường Sơn, Huế, (Bác Hồ) Hồ Chí Minh, Nguyên Văn Trỗi, A-dam, (sao) Kim, (sao) Hỏa, (giặc) Ân, (giặc Ngô), (đào) Nhật Tân,...
Như đã nói ở trên, tên riêng trong thơ Tố Hữu không tham gia vào việc định lượng vốn từ (ở chương 1 và chương 2) nhưng kết quả thống kê cho biết lớp từ ngữ này có nhiều điều đáng quan tâm. Số liệu thống kê (phụ lục 3) cho ta những điều bất ngờ và thú vị:
Bảng 2.12. Kết quả thống kê tên riêng trong từng tập thơ Tố Hữu
Tập N danh từ riêng Tỉ lệ L danh từ riêng
Từ ấy 140 6.39% 72 Việt Bắc 199 11.03% 123 Gió lộng 302 15.28% 139 Ra trận 407 21.27% 187 Máu và hoa 287 14.09% 195 Một tiếng đờn 219 15.08% 191 Ta với ta 354 16.87% 246 Tổng tập 1908 100.00% 734
Chúng tôi cũng đã tiến hành phân loại 1980 lượt tên riêng như sau: Bảng 2.13. Các danh từ riêng có tần số cao
Từ Tần số Bậc Độ phủ toàn văn bản
50 Việt Nam 83 3 0.15% Mỹ 68 7 0.12% Huế 49 8 0.09% Hà Nội 31 13 0.05% Bắc 30 14 0.05% Tây 30 14 0.05% Trường Sơn 22 17 0.04% (biển) Đông 21 18 0.04%
Từ rất lâu Bác Hồ nói: "Miền Nam là máu của Việt Nam, là thịt của Việt Nam", "Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi". Nhà thơ Tố Hữu cũng muốn khắc sâu chân lý và tình cảm đó từ trong mỗi trang viết của ông. Đó là lý do tồn tại của từ miền Nam với số lượt từ nhiều nhất (121 lượt): Ai nói dùm ta hết tấm lòng / Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông / Mỗi hòn núi ở miền Nam đó / Như thịt da ta rỏ máu hồng (Theo chân Bác).
Không chỉ với từ miền Nam, sáu từ còn lại trong bảng 2.15 cũng thật sự có ý nghĩa trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Đây là bằng chứng cho chúng ta thấy rằng, trái tim ông luôn hướng về chủ nghĩa xã hội, về miền Nam, về sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và thống nhất Tổ quốc. Hình ảnh đất nước Việt Nam trong khói lửa chiến tranh hay trong hoa bình luôn hiện diện trong từng trang thơ của tác giả. Những từ này có độ phân bố lớn (trong tổng số 283 bài thơ) và gần như rải đều ở các tập. Hiện tượng liệt kê dồn dập các tên riêng địa lý trong rất nhiều bài thơ là vì những tên ấy đã đi vào lịch sử, làm nên những cái mốc lớn của đời sống dân tộc, những tên đã làm nên nội dung, linh hồn của quê hương đất nước.
Ngoài những tên riêng địa lý đặc biệt đã chỉ ra trên đây, cảm hứng về quê hương đất nước của nhà thơ Tố Hữu còn gắn với mỗi tên sông, tên làng, tên chợ,... Nhà thơ đã thực sự trải mình với muôn nơi vạn nẻo, để hồn mình quyện hoa với hồn dân tộc. Trước hết, đó là hình ảnh những con sông:
51
sông Ba sông Hậu sông Đáy
Bạch Đằng giang sông Hồng sông Ranh
sông Bến Hải sông Hương sông Son
sông Bồ sông Lại sông Thao
sông Bung sông Lam sông Thương
sông Cái sông Lô sông Thu Bồn
sông Chảy sông Mã sông Trà
sông Dâu sông M y dòng Trường
Giang
sông Gianh sông Đà dòng Xê Xan
Cùng với hình ảnh 27 con sông quê ấy với 67 lần xuất hiện trong thơ Tố Hữu là các bến sông: Bến Hải, bến sông Bồ, bến Bạch Đằng, bến Bình Ca, bến Giàng, Bến Mẩy, bến Nhà Rồng, bến Đục, bến Tuần; các bờ: bờ Bến Hải, bờ Bột Hải, bờ Yên Hưng; các cây cầu như: cầu Công Lý, cầu Ghép, cầu Hiền Lương, cầu Lô Giang, cầu Tràng Tiền; các cồn: cồn Cỏ, cồn Hến; các con thác: Thác Bà, Thác Chông, Thác Dài, thác Gia Ly, Thác Khó, Thác Lửa, Thác Mơ, Thác Ông,... cũng chở đầy những tình cảm yêu thương của tác giả.
Tên các làng quê, thôn xóm tỉnh thành của Việt Nam cũng có số lần xuất hiện đáng kể, ví dụ: Tên làng: làng Gióng, làng Hồ, làng Rô, làng Sen, làng Yên; Tên mường: Mường Khứa, Mường La, Mường Thanh. Các thôn xã, thành phố: An Khê, Ba Đình, Ba Tơ, Bỉm Sơn, Ban Mê, Cái Nước, Diêm Phố, Đầm Dơi, Đắc-sút, Giồng Tròm, Hậu Giang, Kẻ Gỗ, Khe Sanh, Lai Vu, Mỏ Cày, Nghi Tàm, Phan Thiết, Quảng Sơn, Thơi Thuận, U Minh, Việt Trì, Sa Diện, Ya-
ly, ...(xem phụ lục 3). Các thôn xã thành phố hiện lên hàng hàng lớp lớp, thật phong phú. Rồi đến các chợ như: chợ Bưởi, chợ cống, chợ Dầu, chợ Đồn, chợ
Đồng Xuân, chợ Rã, chợ Sãi. Mỗi tên chợ gắn với tác giả bằng nhiều kỷ niệm. Chúng tôi cũng nhận thấy, hơn 70% trong tổng số 164 lượt từ tên riêng là từ tiếng Nga. Đặc biệt từ Lê-nin xuất hiện 39 lần (bậc 10), Liên Xô xuất hiện 9 (bậc 35), Xta-lin-grat xuất hiện 8 lần (bậc 38). Còn những từ chỉ nước Cu-ba
52
chiếm số lượng không nhiều nhưng từ Cu-ba xuất hiện đến 13 lần (bậc 25). Qua đây chúng tôi có thể nói rằng: với nhân dân Việt Nam nói chung, nhà thơ Tố Hữu nói riêng, hình ảnh đất nước Nga và đất nước Cu-ba luôn thường trực trong trái tim dân Việt, đọng lại trên từng dòng thơ của Tố Hữu. Tình cảm quốc tế này đã được chứng minh qua những trang sử hào hùng của mỗi dân tộc.