Từ Hán-Việt

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.Từ Hán-Việt

Trong tiếng Việt, ngoài lớp từ thuần Việt đã có từ lâu đời, qua lịch sử, chúng ta đã tiếp thu một khối lượng khá lớn những từ ngữ vay mượn từ tiếng Hán, nhưng đọc theo lối đọc Hán - Việt(10)

. Lớp từ Hán - Việt này có vai trò rất quan trọng trong ngôn ngữ văn hóa cho nên bất kỳ nhà văn, nhà thơ nào cũng đều sử dụng, ví dụ: trùng phùng, ly sầu, ai oán,... Kết quả thống kê từ Hán - Việt trong thơ Tố Hữu được chỉ ra ở bảng 2.10:

Bảng 2.10. Kết quả thống kê từ Hán - Việt

Tập N Hán – Việt Tỉ lệ L Hán – Việt Từ ấy 1684 17.82% 639 Việt Bắc 576 6.11% 276 Gió lộng 1521 16.10% 583 Ra trận 1847 19.55% 832 Máu và hoa 1172 12.40% 691 Một tiếng đờn 1072 11.35% 416 Ta với ta 1576 16.68% 824 Toàn tập 9448 100.00% 2742 10

Để tiện cho khảo sát và do mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh từ vựng thơ Tố Hữu nên chúng tôi xem là từ Hán – Việt cả những trường hợp từ ngữ đó thuộc ngôn ngữ khác nhưng được đọc theo lối đọc Hán – Việt , ví dụ: cán bộ, dân chủ, kinh tế, ….

48

Về từ Hán - Việt, trong kết quả điều tra của chúng tôi trongtoàn bộ bảy tập thơ gồm 57339 lượt từ thì Tố Hữu có 9448 từ Hán Việt, chiếm tỉ lệ 16,92%. về ý nghĩa từ Hán - Việt trong thơ Tố Hữu mang ý nghĩa sắc thái trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình, không mang tình cảm nhưng miêu tả sinh động. Về màu sắc biểu cảm - cảm xúc, từ Hán - Việt trong thơ Tố Hữu mang sắc thái trang trọng, thanh nhã. Ví dụ: hy sình, trùng phùng, từ giã, tự cường, tổ quốc, tị hiềm, tình nhân, tiễn biệt, thúy chung, thực dân, thiếu nhi, suy tưởng, sự nghiệp, phong trần, điêu vong, ngân hà, đạo lý, mệnh bạc, ly sầu, lẫm liệt, hòa bình, hưng thịnh, học sinh, giải phóng, du kích, cuồng phong, cực hình, cộng sản, chiến thuật, chân tình, bị cáo, biên thúy, ải bắc, an cư, ai oán,...

Như vậy, tuyệt đại bộ phận từ Hán - Việt là từ ghép, thống nhất với đặc điểm về từ Hán - Việt nói chung và cũng thống nhất với số liêu về cấu tạo từ trong thơ Tố Hữu nói riêng (xem bảng 2.10, mục 2.2.2, trang 43).

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 47)