Từ đơn trong thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.Từ đơn trong thơ Tố Hữu

Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đặc điểm về mặt ngữ pháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí và độc lập về cú pháp). Từ đơn có thể là từ một â m tiết, ví dụ: mẹ, biển, núi,... hoặc cũng có thể nhiều âm tiết, ví dụ: cà phê, pí lè (kèn ở miền ngược),...

Về mặt số lượng, theo kết quả thống kê, từ đơn trong thơ Tố Hữu lên đến 47991 lượt từ, chiếm 83,70% tổng số lượt từ. So với các nhà thơ cùng giai đoạn Thơ Mới, theo thống kê của Vũ Thị Ân [ Ì , 211], tỉ lệ lượt từ đơn trong các tác phẩm thơ của các nhà Thơ Mới là 88,53% (trong tổng số lượt từ). Như vậy thơ Tố Hữu có tỉ lệ từ đơn tháp hơn, song từ đơn vẫn là đơn vị nòng cốt trong vốn từ vựng của thơ Tố Hữu xét về mặt cấu tạo từ. Với chức năng của mình, từ đơn có khả năng phản ánh các loại đối tượng khác nhau trong hiện thực (từ chỉ sự vật: cờ, núi, hoa,... hiện tượng: mưa, nóng, gió,... hành động: chạy, vượt, bắn,... quá trình: đợi, mơ, yêu,... trạng thái: buồn sợ, say,... tính chất: gần, thơm, vững,...); biểu thị các phạm trù (thời gian: đang, đã, sẽ,... nguyên nhân: bởi,

do, Ví,... phủ định: chưa, không, đừng,... đồng nhất: cũng, cùng;., tiếp diễn: cứ, vẫn,... quan hệ: hay, và, với, mức độ: rất, hơi,...); dùng để nhấn mạnh như: cái, cho, mà, thì, rằng,... (ví dụ: cái lũ giặc già, vằn cho nát mặt, mà dẫu phải mai đây rồi sức kiệt, lạnh thì nằm chòng queo, anh đã biết rằng,...); dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp (ví dụ: a các anh chiến lũy, ồ tiếng hót vui say, chao hiu quạnh trên vùng khô đỏ chạch,...).

Theo kết quả thống kê của Hồ Lê [12, 183] trên một số từ điển tiếng Việt(4)

, có gần 8000 từ đơn. Theo thống kê của chúng tôi trên bảy tập thơ của Tố Hữu, tổng số từ đơn khác nhau là 2617 từ, chiếm tỉ lệ 32,71% (so với tổng số 8000 từ).

4 Từ điển Việt Nam phổ thông, Đào Văn Tập, Sài Gòn, 1951 Việt Nam tân từ điển, Thanh Nghị, Sài Gòn, 1952

34

Theo tác giả luận văn, tỉ lệ này cho ta biết vốn từ đơn trong thơ Tố Hữu đạt đến độ phong phú.

Tại sao trong thơ Tố Hữu nói riêng và trong thơ các nhà thơ Việt Nam khác nói chung, từ đơn chiếm số lượng "áp đảo"? Theo Vũ Thị Ân:

Đây là nguyên do về loại hình của tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập điển hình có lượng từ đem cao và sự cần thiết để diễn tả những rung động sâu xa sâu kín của tâm hồn bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt, làm cho lượng từ đơn được dùng với tần số cũng như độ phân bố cao. Ngoài ra, có lẽ không thể không kể đến nguyên do đặc điểm của ngôn ngữ thi ca, đặc điểm nội dung biểu hiện, cảm hứng chủ đạo củng như phạm vi đề tài của tác phẩm [ 1 , 153].

Nhận định trên đây của Vũ Thị Ân cũng được chứng minh bằng kết quả nghiên cứu cụ thể của luận văn trong thơ Tố Hữu. Đó là trong số 109 từ có tần số 100 lần trở lên chỉ có duy nhất một tổ hợp(5)

(hay danh ngữ) "hôm nay" (xuất hiện 102 lần), số còn lại là từ đơn, cụ thể ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Bảng từ có tần số xuất hiện hơn 100 lần

(1)(6) (2) (3) (4) (1) (2) (3) (4) ta 821 1 1,43% anh 410 7 0,72% một 587 2 1,02% người 392 8 0,68% những 500 3 0,87% lại 376 9 0,66% như 457 4 0,80% đã 372 10 0,65% không 455 5 0,79% lên 357 11 0,62 đi 449 6 0,78% con 344 12 0,60% .tôi 333 13 0,58% .phải 177 46 0,31% .là 326 14 0,57% máu 176 47 0,31% .có 313 15 0,55% gió 172 48 0,30% .lòng 311 16 0,54% cũng 170 49 0,30% .cho 306 17 0,53% .với 168 50 0,29% .em 296 18 0,52% cùng 165 51 0,29%

5Trong trường hợp này chúng tôi để coi đấy là một đơn vị thống kê và xếp chúng vào loại từ ghép.

6

35 ơi 294 19 0,51% làm 163 52 0,28% .của 288 20 0,50% .cả 162 53 0,28% .trong 286 21 0.50% qua 160 54 0,28% ai 279 22 0,49% .mẹ 159 55 0,28% tiếng 272 23 0,47% giữa 150 56 0,26% còn 271 24 0,47% sốt 149 57 0,26% trên 270 25 0,47% đầu 148 58 0,26% và 269 26 0,47% mấy 147 59 0,26% về 264 27 0,46% mùa 145 60 0,25% mà 256 28 0,45% đất 145 60 0,25% đời 253 29 0,44% chết 144 61 0,25% vui 236 30 0,41% sông 144 61 0,25% đến 232 31 0,40% ra 143 62 0,25% nhớ 229 32 0,40% lửa 139 63 0,24% đường* 226 33 0,39% chân 137 64 0,24% ngày 224 34 0,39% hỡi 137 64 0,24% vẫn 224 34 0,39% nào 136 65 0,24% nghe* 222 35 0,39% bước 135 66 0,24% đâu 215 36 0,37% đôi 134 67 0,23% năm 215 36 0,37% từ 134 67 0,23% đây 205 37 0,36% xa 134 67 0,23% đêm 199 38 0,35% mắt 133 68 0,23% mới 195 39 0,34% biết 132 69 0,23% trời 195 39 0,34% hai 131 70 0,23% ôi 194 40 0,34% vào 126 71 0,22% xanh 192 41 0,33% nhà 125 72 0,22% mình 191 42 0,33% chẳng 124 73 0,22% rồi 190 43 0,33% giặc 123 74 0,21% xuân* 187 44 0,33% được 121 75 0,21% tay 178 45 0,31% đang 119 76 0,21% đó 177 46 0,31% mỗi 118 77 0,21% nắng 117 78 0,20% hãy 108 85 0,19% bay* 116 79 0,20% này 106 86 0,18% bạn 114 80 0,20% rừng 106 86 0,18% biển 114 80 0,20% ngọn 105 87 0,18% bác 113 81 0,20% núi 104 88 0,18% đẹp 113 81 0,20% bao 103 89 0,18% xưa 113 81 0,20% hoa 102 90 0,18% nhau 112 82 0,20% hôm nay 102 90 0,18% bên 111 83 0,19% gì 101 91 0,18% cao 111 83 0,19% ấy 100 92 0,17% chưa 111 83 0,19% các 100 92 0,17% nay 110 84 0,19%

Ở cả bảy tập thơ của Tố Hữu, số lượng từ đơn không giảm dần hay tăng dần một cách đều đặn mà ổn định (có biến đổi nhưng không đáng kể). Chúng ta tham khảo bảng 2.3 để hiểu rõ nội dung này. Cũng cần lưu ý trường hợp ở

36

tập Việt Bắc và tập Mấu và hoa, đây là hai giai đoạn sáng tác quan trọng của tác giả và lượng từ đơn được sử dụng nhiều. Lý giải hiện tượng này như thế nào, theo người viết, thơ Tố Hữu diễn ra trong một thời đại mà dường như làm thơ cũng chính là hoạt động cách mạng. Thơ không phải là cái cần dùng để tự giải thoát, càng không phải vì muốn có một sự nghiệp thơ ca. Hơn thế nữa, tình cảm và tiếng nói của Tố Hữu bao giờ cũng mộc mạc đơn giản - cái đơn giản thật thà của cuộc chiến đấu nghiêm khắc, và đạt đến cái thật đơn giản của cuộc sống. Do vậy, đây là mảnh đất tốt cho từ đơn tiếng Việt hoạt động trong thơ Tố Hữu. Sau đây là bảng tỉ lệ từ đơn của các tập so với từ đơn của toàn tập.

Bảng 2.3. Tỉ lệ từ đơn của các tập thơ

Tập Tỉ lệ từ đơn(7)Ldon Ltap Từ ấy 57,215 Việt Bắc 66,84% Gió lộng 62,14% Ra trận 57,75% Máu và hoa 62,53% Một tiếng đờn 57,58% Ta với ta 56,53%

2.1.2. Từ ghép(8) trong thơ Tố Hữu

Từ ghép là những từ được cấu tạo theo phương thức ghép. Xét về mặt ngữ âm, từ ghép trong tiếng Việt là từ có nhiều â m tiết, ví dụ: trăn sen, trăn vàng, trăn nu; đồng chí, quê hương, chiến sĩ, anh em, toàn vẹn, thân mến,...

Theo kết quả thống kê, về mặt số lượng, từ ghép chiếm 13,30% tổng số lượt từ. Số lượng tuyệt đối của từ ghép trong thơ Tố Hữu là 7628 lượt từ (trong tổng số 57339 lượt từ của toàn tập).

7

Tỉ lệ giữa số từ đơn khác nhau của từng tập với số từ đơn khác nhau của toàn tập. Ở phần từ ghép chúng tôi cũng sử dụng công thức này.

8 Bên cạnh những đơn vị rõ ràng là từ đơn, trong tiếng Việt nói chung thơ Tố Hữu nói riêng có một số lượng rất lớn đơn vị từ vựng, có người cho là từ ghép, có người cho là ngữ (cố định) như hôm nay, loài người, sáng ngời, … Ranh giới của từ trong tiếng Việt là một vấn đề cực kỳ phức tạp, trong nhiều trường hợp ý kiến chưa có sự nhất trí. Trong tình hình như vậy, luận văn này tạm gọi là từ ghép cho các từ roc ràng là ghép như tổ quốc, nhân ái, hạnh phúc và cho cả những trường hợp mà nhiều người xem là ngữ như hôm nay, ngày mai.

37

Chúng ta đều biết, từ ghép có khả năng biểu thị khái niệm một cách ổn định và xác định... là điều kiện cần thiết và quan trọng để thực hiện chức năng thông báo ngày càng phức tạp của xã hội [12, 355]. Theo kết quả thống kê, số lượt từ ghép chỉ bằng 15,89% so với lượt từ đơn nhưng số lượng từ khác nhau của từ ghép lại nhiều hơn số lượng từ khác nhau của từ đơn là 175 từ. Mặt khác, trong tổng số 2772 từ khác nhau chỉ xuất hiện 1 lần của toàn tập thì có đến 1708 từ ghép, chiếm tỉ lệ 61,62% (trong khi đó chỉ có 681 từ đơn có tần số bằng 1, chiếm tỉ lệ 24,57%). Có thể giải thích hiện tượng này bởi các nguyên nhân sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vũ Thị Ân [ 1 , 119] cho rằng: thể thơ phi truyền thống với các bài thất ngôn biến thể hay thơ tự do đều không chịu sự gò bó của cái khuôn Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú đòi hỏi rất nghiêm ngặt về câu chữ, niêm luật, vần nhịp). Mà trong 283 bài thơ của Tố Hữu thì có đến 53 bài có thể thơ thất ngôn biến thể, 68 bài thơ có thể thơ tự do. cả hai loại này chiếm tỉ lệ 42,76%. Đây là lý do khiến từ ghép xuất hiện nhiều trong Tố Hữu.

Một điểm khác của từ ghép cần được xem xét là cũng như từ đơn, tỉ lệ từ ghép không tăng dần mà thậm chí còn giảm ở tập Việt Bắc và tập Máu và hoa. Đáng chú ý là tập thơ Ta với ta có số lượng từ ghép là phong phú hơn cả (xem bảng 2.4), bởi ở tập này có 14 bài thơ thể thất ngôn biến thể và lo bài thơ tự do và đề tài và nội dung cần phản ánh trong thơ đã thay đổi dần theo hướng trầm lắng và đượm chất suy tư (như đã đề cập ở những phần trước), khiến nhà thơ không thể không sử dụng lớp từ ghép - lớp từ phái sinh thường có nghĩa biểu thị các khái niệm, các phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị xã hội.

Bảng 2.4. Tỉ lệ từ ghép giữa các tập thơ Tập thơ Tỉ lệ từ ghép Lghép Ltập Từ ấy 32,00% Việt Bắc 24,97% Gió lộng 30,99% Ra trận 35,19% Máu và hoa 28,99%

38

Một tiếng đờn 32,77%

Ta với ta 36,26%

2.1.3. Từ láy trong thơ Tố Hữu

Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy - lặp lại bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ â m của hình vị gốc, ví dụ: xinh xinh xắn, xinh xinh, xót xót xa,... Những bộ phận trong từ láy được tạo ra một cách có ý thức và dựa trên một số nguyên tắc nhất định nào đổ, chứ không phải hoàn toàn ngẫu nhiên [12, 110]. Do đặc điểm cấu tạo - các tiếng trong từ láy có quan hệ hòa phối về ngữ âm, nên từ láy là loại từ có giá trị cao không chỉ về phương diện nhạc tính do cấu tạo đặc biệt của nó mà còn do khả năng gợi tả ngữ nghĩa của nó [29, 155]. Ví dụ: bận bịu, bát ngát, chầm chậm, ầm ầm. Từ láy trong thơ Tố Hữu cũng không nằm ngoài những đặc tính ấy. Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt được đó là từ láy, hay từ ghép. Trong trường hợp như vậy luận văn dùng Từ điển từ láy tiếng Việt (1995), (Viện Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội) để kiểm tra đối chiếu.

Về mặt số lượng, thơ Tố Hữu có 1613 lượt từ láy (trong tổng số 57339 lượt từ của toàn tập), chiếm tỉ lệ 2,81%. Tổng số từ láy khác nhau là 589 từ (trong tổng số 6102 từ khác nhau của toàn tập). So với từ đơn và từ ghép, số lượng từ láy ít hơn hẳn, dễ thay vì do phạm vi sử dụng của từ láy là có giới hạn. Dựa theo đặc điểm cấu tạo, có thể phân chia từ láy trong thơ Tố Hữu thành các kiểu: láy bộ phận (láy â m đầu, láy vần, láy â m đầu và vần) và láy hoàn toàn (láy cả dấu thanh, â m đầu và vần). Sau đây là kết quả thống kê từ láy trong thơ Tố Hữu theo đặc điểm cấu tạo.

Bảng 2.5. Thống kê phân loại từ láy theo đặc điểm cấu tạo

Kiểu láy L Tỉ lệ Ví dụ

Láy âm đầu 383 64,81% .chập chờn, ngậm ngùi, lạt lẽo, … Láy vần 101 17,40% bùi ngùi, chót vót, tần ngần, …

Láy âm đầu và vần 29 4,91% cuồn cuộn, mơn mởn, ngồn ngộn, …. Láy hoàn toàn 76 13,86% ầm ầm, ồi ồi, rần rần, …..

39

Ngoài việc thống kê phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu dựa vào đặc điểm cấu tạo, luận văn có thể dựa theo nội dung ngữ nghĩa để thống kê phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu thành bốn nhóm sau:

Nhóm 1: chỉ â m thanh, ví dụ: ầm ầm, ào ào, đùng đùng, inh ỏi, lanh lảnh, lảnh lót, leng keng, leo lẻo, lục cục, ngân nga, râm ran, réo rắt, sang sảng, thanh thót, thình thình, tíu tít, ù ù, ú ớ, vèo vèo,...

Nhóm 2: chỉ cảm xúc của con người, ví dụ: bồi hồi, bịn rịn, da diết, dửng dưng, đắm đuối, hả hê, khắc khoải, lưu luyến, mải mê, não nề, ngậm ngùi, ngùi ngùi, nhớ nhung, nức nở, quằn quại, rạo rực, thẩn thờ, thổn thức, tức tối, vật vã, vương vấn, vui vẻ,...

Nhóm 3: chỉ trạng thái đặc điểm của sự vật, ví dụ: bát ngát, bồng bềnh, chập chờn, chằng chịt, dập dềnh, dằng dặc, êm êm, gập ghềnh, giăng giăng, hắt hiu, heo heo, khơi vơi, khúc khuỷu, lấp loáng, man mác, mềm mại, nguy nga, nhấp nháy, nồng nặc, óng ả, phần phật, phơi phới, rải rác, rộ rộ, san sát, sum suê, tối tăm, tưng bừng, trơ trọi, trọc lóc, vắng vẻ, xác xơ,...

Nhóm 4: chỉ trạng thái, hành động của con người, ví dụ: côi cút, đinh ninh, gần gũi, hầm hập, hãm hở, khao khát, khoan khoái, lấc láo, loát choai, mếu máo, ngập ngừng, nở nang, phân vân, quần quật, rã rời, ràn rụa, say sưa, son sắt, tỉ mỉ, vội vã, vạm vỡ, xao xuyến, xốn xang...

Bốn nhóm trên có số liệu thống kê ở bảng 2.6

Bảng 2.6 Thống kê phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu theo nhóm nghĩa

Nhóm Số lượng từ láy Tỉ lệ

1 50 8.46%

2 75 12.69%

3 221 37.39%

4 245 41.46%

Chú thích: N từ láy = 1613 lượt từ, L từ láy = 589 từ khác nhau

Từ bảng 2.5 và bảng 2.6 ở trên, chúng tôi có nhận xét: phần lớn từ láy trong thơ Tố Hữu là từ láy â m đầu: 383 từ trong tổng số 589 từ láy, chiếm tỉ lệ

40

65,03%. Chúng tôi cảm nhận rằng đây là một hiện tượng mang nhiều nét nghĩa góp phần biểu hiện nội dung thơ. Tuy vậy, vì trình độ có hạn và giới hạn của luận văn nên chúng tôi chưa đưa ra nhận xét gì về ý nghĩa của từng lớp từ láy này. Còn từ láy hoàn toàn chỉ có 76 từ, vì vậy, từ láy có kiểu nghĩa tăng mạnh hay giảm nhẹ thì rất hiếm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi cũng nhận thấy phần lớn từ láy trong thơ ông là những từ chỉ trạng thái, đặc điểm của sự vật và trạng thái, hoạt động của con người. Có lẽ đây là nguyên do khiến cho người viết có ấn tượng chung là thơ Tố Hữu là một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống dân tộc.

Một kết quả thống kê khác về tần số xuất hiện của từ láy trong bảng 2.7 cũng giúp ta rút ra những điều thú vị:

Bảng 2.7. Số từ và tần số của từ láy trong thơ Tố Hữu

Tần số Số từ Tỉ lệ Tần số Số từ Tỉ lệ 1 284 48,05% 11 5 0,85% 2 122 20,64% 12 4 0,68% 3 69 11,68% 13 1 0,17% 4 24 4,06% 14 1 0,17% 5 22 3,72% 15 1 0,17% 6 17 2,88% 16 1 0,17% 7 10 1,69% 17 1 0,17% 8 11 1,86% 18 1 0,17% 9 8 1,35% 30 1 0,17% 10 7 1,18% 44 1 0,17%

Trong bảng 2.7 có 1 từ xuất hiện 44 lần và 1 từ xuất hiện 30 lần. Đó là

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 33)