Từ láy trong thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 38)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3. Từ láy trong thơ Tố Hữu

Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy - lặp lại bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ â m của hình vị gốc, ví dụ: xinh xinh xắn, xinh xinh, xót xót xa,... Những bộ phận trong từ láy được tạo ra một cách có ý thức và dựa trên một số nguyên tắc nhất định nào đổ, chứ không phải hoàn toàn ngẫu nhiên [12, 110]. Do đặc điểm cấu tạo - các tiếng trong từ láy có quan hệ hòa phối về ngữ âm, nên từ láy là loại từ có giá trị cao không chỉ về phương diện nhạc tính do cấu tạo đặc biệt của nó mà còn do khả năng gợi tả ngữ nghĩa của nó [29, 155]. Ví dụ: bận bịu, bát ngát, chầm chậm, ầm ầm. Từ láy trong thơ Tố Hữu cũng không nằm ngoài những đặc tính ấy. Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt được đó là từ láy, hay từ ghép. Trong trường hợp như vậy luận văn dùng Từ điển từ láy tiếng Việt (1995), (Viện Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội) để kiểm tra đối chiếu.

Về mặt số lượng, thơ Tố Hữu có 1613 lượt từ láy (trong tổng số 57339 lượt từ của toàn tập), chiếm tỉ lệ 2,81%. Tổng số từ láy khác nhau là 589 từ (trong tổng số 6102 từ khác nhau của toàn tập). So với từ đơn và từ ghép, số lượng từ láy ít hơn hẳn, dễ thay vì do phạm vi sử dụng của từ láy là có giới hạn. Dựa theo đặc điểm cấu tạo, có thể phân chia từ láy trong thơ Tố Hữu thành các kiểu: láy bộ phận (láy â m đầu, láy vần, láy â m đầu và vần) và láy hoàn toàn (láy cả dấu thanh, â m đầu và vần). Sau đây là kết quả thống kê từ láy trong thơ Tố Hữu theo đặc điểm cấu tạo.

Bảng 2.5. Thống kê phân loại từ láy theo đặc điểm cấu tạo

Kiểu láy L Tỉ lệ Ví dụ

Láy âm đầu 383 64,81% .chập chờn, ngậm ngùi, lạt lẽo, … Láy vần 101 17,40% bùi ngùi, chót vót, tần ngần, …

Láy âm đầu và vần 29 4,91% cuồn cuộn, mơn mởn, ngồn ngộn, …. Láy hoàn toàn 76 13,86% ầm ầm, ồi ồi, rần rần, …..

39

Ngoài việc thống kê phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu dựa vào đặc điểm cấu tạo, luận văn có thể dựa theo nội dung ngữ nghĩa để thống kê phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu thành bốn nhóm sau:

Nhóm 1: chỉ â m thanh, ví dụ: ầm ầm, ào ào, đùng đùng, inh ỏi, lanh lảnh, lảnh lót, leng keng, leo lẻo, lục cục, ngân nga, râm ran, réo rắt, sang sảng, thanh thót, thình thình, tíu tít, ù ù, ú ớ, vèo vèo,...

Nhóm 2: chỉ cảm xúc của con người, ví dụ: bồi hồi, bịn rịn, da diết, dửng dưng, đắm đuối, hả hê, khắc khoải, lưu luyến, mải mê, não nề, ngậm ngùi, ngùi ngùi, nhớ nhung, nức nở, quằn quại, rạo rực, thẩn thờ, thổn thức, tức tối, vật vã, vương vấn, vui vẻ,...

Nhóm 3: chỉ trạng thái đặc điểm của sự vật, ví dụ: bát ngát, bồng bềnh, chập chờn, chằng chịt, dập dềnh, dằng dặc, êm êm, gập ghềnh, giăng giăng, hắt hiu, heo heo, khơi vơi, khúc khuỷu, lấp loáng, man mác, mềm mại, nguy nga, nhấp nháy, nồng nặc, óng ả, phần phật, phơi phới, rải rác, rộ rộ, san sát, sum suê, tối tăm, tưng bừng, trơ trọi, trọc lóc, vắng vẻ, xác xơ,...

Nhóm 4: chỉ trạng thái, hành động của con người, ví dụ: côi cút, đinh ninh, gần gũi, hầm hập, hãm hở, khao khát, khoan khoái, lấc láo, loát choai, mếu máo, ngập ngừng, nở nang, phân vân, quần quật, rã rời, ràn rụa, say sưa, son sắt, tỉ mỉ, vội vã, vạm vỡ, xao xuyến, xốn xang...

Bốn nhóm trên có số liệu thống kê ở bảng 2.6

Bảng 2.6 Thống kê phân loại từ láy trong thơ Tố Hữu theo nhóm nghĩa

Nhóm Số lượng từ láy Tỉ lệ

1 50 8.46%

2 75 12.69%

3 221 37.39%

4 245 41.46%

Chú thích: N từ láy = 1613 lượt từ, L từ láy = 589 từ khác nhau

Từ bảng 2.5 và bảng 2.6 ở trên, chúng tôi có nhận xét: phần lớn từ láy trong thơ Tố Hữu là từ láy â m đầu: 383 từ trong tổng số 589 từ láy, chiếm tỉ lệ

40

65,03%. Chúng tôi cảm nhận rằng đây là một hiện tượng mang nhiều nét nghĩa góp phần biểu hiện nội dung thơ. Tuy vậy, vì trình độ có hạn và giới hạn của luận văn nên chúng tôi chưa đưa ra nhận xét gì về ý nghĩa của từng lớp từ láy này. Còn từ láy hoàn toàn chỉ có 76 từ, vì vậy, từ láy có kiểu nghĩa tăng mạnh hay giảm nhẹ thì rất hiếm.

Chúng tôi cũng nhận thấy phần lớn từ láy trong thơ ông là những từ chỉ trạng thái, đặc điểm của sự vật và trạng thái, hoạt động của con người. Có lẽ đây là nguyên do khiến cho người viết có ấn tượng chung là thơ Tố Hữu là một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống dân tộc.

Một kết quả thống kê khác về tần số xuất hiện của từ láy trong bảng 2.7 cũng giúp ta rút ra những điều thú vị:

Bảng 2.7. Số từ và tần số của từ láy trong thơ Tố Hữu

Tần số Số từ Tỉ lệ Tần số Số từ Tỉ lệ 1 284 48,05% 11 5 0,85% 2 122 20,64% 12 4 0,68% 3 69 11,68% 13 1 0,17% 4 24 4,06% 14 1 0,17% 5 22 3,72% 15 1 0,17% 6 17 2,88% 16 1 0,17% 7 10 1,69% 17 1 0,17% 8 11 1,86% 18 1 0,17% 9 8 1,35% 30 1 0,17% 10 7 1,18% 44 1 0,17%

Trong bảng 2.7 có 1 từ xuất hiện 44 lần và 1 từ xuất hiện 30 lần. Đó là từ mênh mông và từ bâng khuâng (xem phụ lục 1). Quay về với từng bài thơ, chúng ta có thể tìm hiểu ngữ cảnh và nội dung biểu hiện của các từ láy có tần số xuất hiện cao này. Chẳng hạn:

41

- Mênh mông: thường có nghĩa là rộng lớn đến mức như không có giới hạn [16, 692], từ mênh mông với 34 lần xuất hiện được tác giả dùng để viết về 25 chủ đề khác nhau như về lãnh tụ: tim Bác, trán Bác, trán Lê-nin; về biển, cánh cò, trời, chân trời, về cuộc sống, gió, hồ, lòng yêu thương, mặt nước, đồng ruộng, đồng lúa (mùa vàng), nắng, đêm biển, đêm tối, nỗi nhớ, về Đồng Tháp, sông, sương khói, tiếng ngáp, trường hoạt động cách mạng, tuyết, niềm vui, vũ trụ và xứ sở.

- Bâng khuâng: thường có nghĩa là có những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, gây ra trạng thái như hơi ngẩn ngơ [16, 49], từ bâng khuâng với 30 lượt xuất hiện, dùng để viết về 9 chủ đề khác nhau như: về nỗi nhớ (bâng khuâng ôn ngày tháng cũ, bâng khuâng nhớ người đi, nhớ bóng các anh những ngày, bâng khuâng trông lại bạn đời, bâng khuâng nhớ mùa đông nước Nga...); về sự dè dặt (bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, bâng khuâng chỉ biết nhìn sao xa vời, bâng khuâng tự hỏi mình sau trước, bâng khuâng sống giữa cuộc đời); về sự cảm nhận (bâng khuâng nghe khóc nước non Hời, nghe những gì không rõ, nghe năm tháng đẹp, sương khói bâng khuâng trái chín hồng, bâng khuâng đồi núi nắng trưa xóm nghèo); về sự chia tay (bâng khuâng khách lại lên đường, bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi, bâng khuâng giã từ năm cũ); bâng khuâng về một việc hẹn chưa làm; về một chiến trường; về bốn biển tình đời; về cuộc sống giữa đời này (bâng khuâng hỏi mẹ xóm làng còn không) hay tác giả bâng khuâng trước sự rối rắm những con đường.

- Bên cạnh đó, từ ngẩn ngơ ( ở trạng thái như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang ở đâu đâu [16, 673]), xuất hiện 18 lần như là một sự hỗ trợ cho sự xuất hiện của từ bâng khuâng.

Trên đây là ba từ láy có tổng tần số xuất hiện là 82, chiếm tỉ lệ 0,14% tổng số lượt từ toàn văn bản, đã tập trung miêu tả tình cảm của tác giả đối với lãnh tụ, thiên nhiên và đất nước, thật bao la rộng lớn với nhiều cung bậc khác

42

nhau. Đây là những tình cảm trầm lắng, suy tư hơn là sôi động. Đặc điểm này là một phần nội dung quan trọng của thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)