6. Bố cục của luận văn
2.3. Về bình diện phạm vi sử dụng
Từ vựng tiếng Việt nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng bao gồm nhiều lớp hạng khác nhau. Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của các từ ta có thể chia ra hai phạm vi cần khảo sát. Đó là phạm vi không gian và phạm vì xã hội. Trong phạm vi không gian, có thể chia ra: từ toàn dân và từ địa phương (hạn chế về mặt lãnh thổ); trong phạm vi xã hội, có thể chia ra: từ toàn dân và phương ngữ xã hội.
2.3.1. Phạm vi không gian
2.3.1.1. Từ toàn dân
Từ toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói ngôn ngữ đó, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Ví dụ: sông, ruộng, đỏ, đi, hợp tác xã, đất nước,...
Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, là hạt nhân, là cơ sở quan trọng nhất trong sáng tác, không có nó, tiếng thơ của ông không thể có được và do đó cũng không thể có được sự thưởng thức của toàn thể độc giả. Lớp từ vựng này chiếm số lượng chủ yếu và đa số là những từ trung hoa về phong cách. Vì vậy, luận văn chỉ tập trung phân tích từ vựng trong thơ Tố Hữu về mặt phạm vi sử dụng (phạm vi không gian) của lớp từ địa phương, nhằm chỉ ra những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở một vài địa phương, đặc biệt là xứ Huế và vùng đất Nam Bộ.
53
Từ địa phương hay phương ngữ là một hình thái nhất định của ngôn ngữ. Hình thái ấy có những đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và được sử dụng ở một môi trường địa lý hạn hẹp hơn môi trường của ngôn ngữ [14, 249], ví dụ: tê, rứa, nơ. Ngoài ra, có vài từ chỉ đơn thuần là cách nói của địa phương cũng được xét như là từ địa phương, ví dụ: cái vợ, cái con, cái rẫy,...
Trên cơ sở chấp nhận cách hiểu về từ địa phương như trên, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê vốn từ địa phương có mặt trong các tập như đã chỉ ra ở phụ lục 4 và phân loại 52 từ khác nhau như sau:
Bảng 2.14. Kết quả phân loại từ địa phương Danh từ Từ chỉ hành động,
quá trình, trạng thái Từ chỉ tính chất Phụ từ
Bắc Trung Nam Bắc Trung Nam Bắc Trung Nam Bắc Trung Nam 4 14 4 1 7 3 0 2 5 0 10 2
23 11 7 12
Trong tổng số 53 lượt từ có 52 từ khác nhau có 33 từ là phương ngữ miền Trung mà đặc biệt là từ địa phương xứ Huế, chiếm tỉ lệ 63,46%, ví dụ: mi (mày), răng (tiếng Huế, như chữ sao), bữa ni (nay), cơ khổ, em ả (chị), me (mẹ), o (cô),... Vốn từ địa phương thuộc lớp từ vựng cơ bản là 41 từ với gần hai phần ba trong số này là từ đơn tiết (xem phụ lục 4). Từ chỉ sự vật hiện tượng chiếm số lượng cao nhất (23 từ), ví dụ hổng xanh (trái đu đủ xanh), đào (tiếng miền Trung, là cây roi ở miền Bắc, cây mận ở miền Nam),... sau đó là từ chỉ hành động, quá trình, trạng thái ( 1 1 từ), ví dụ lên xanh (lên chiến khu theo lối nói của đồng bào), đi rỏn (đi tuần), đau cái bụng (một lối nói của người thượng để chỉ sự uất ức trong lòng) và 12 phụ từ, ví dụ mô, răng, rứa, nơ. Ít nhất là từ chỉ tính chất (7 từ), vú dụ: mạnh (khỏe), lu (mờ), ngái (xa).
Từ địa phương trong thơ Tố Hữu tuy không nhiều nhưng đã cùng với các lớp từ ngữ khác khắc góp phần khắc họa phong tục, tập quán, sự vật, con người địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc, là con người xứ Huế và con người
54
Nam bộ. Đó là những danh từ kiểu như héc vài, hổng xanh, mả bố, choa (tao,
chúng tao), hĩm (đứa con gái còn bé, theo cách gọi của nông dân), sương (cái gánh), tàu bay, dòm, đương (đang), gà ri ( g à rừng). Đó là chưa kể vai trò của vốn từ này đứng ở vị trí gieo vần, ngắt nhịp trong thơ. Sẽ thú vị hơn nhiều nếu chúng ta khảo sát nghiên cứu những đặc điểm này trong thơ Tố Hữu. Rõ ràng các từ mô, ni, răng, rứa... đứng ngoài, tách rời tưởng như một sự đùa tếu, một lời đùa nghịch, nhưng khi được tác giả sử dụng vào thơ của mình thì trở nên vô giá. Dường như nó đã tạo nên một ma lực kỳ diệu, những đường nét, hình khối nghệ thuật rất rõ, chẳng hạn, nhờ vào đó mà các bài thơ Tố Hữu viết về các bà mẹ rất thành công. Khảo sát thơ Tố Hữu, chúng ta không chỉ thấy hình ảnh bà mẹ Việt Nam nói chung mà còn thấy hình ảnh các bà mẹ trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhờ những từ xưng hô địa phương về bà mẹ: Bà mẹ miền Nam (trong Bà má Hậu Giang); Bà mẹ trung du Bắc bộ (trong Bầm ơi!, trong Bà Bủ); Bà mẹ người dân tộc (mé trong Bà mẹ Việt Bắc). Hoặc ở một trường hợp khác: Tố Hữu lấy tư cách là một người Huế nói chuyện với cô gái sông Hương: Trời ơi em biết khi mô/ Răng không cô gái trên sông? (Tiếng hát sông Hương). Tố Hữu còn tự coi mình là một người miền Nam tâm tình với đồng bào, đồng chí ở thành phố Hồ Chí Minh: Ai vô thành phố/ H ồ Chí Minh /Rực rỡ tên vàng (Ta đi tới).
Những trường hợp sử dụng thành công từ địa phương như vậy là cách tốt nhất để tác giả xây dựng màu sắc địa phương và tạo ra được sự hoa hợp giữa tác giả và nhân dân địa phương. Không thể không thừa nhận rằng việc dùng từ địa phương là một biện pháp có tác dụng tốt đối với hiệu lực thông báo của thơ Tố Hữu nói riêng và tác phẩm thơ nói chung. Từ địa phương góp phần miêu tả những cảnh sắc mang tính chất địa phương cụ thể, sinh động hay thường bộc lộ những tình cảm tế nhị của nhà thơ.
2.3.2. Phạm vi xã hội
55
Từ toàn dân trong thơ Tố Hữu vừa được xét ở phạm vi không gian, vừa được xét ở phạm vi xã hội. Và dù xét ở phạm vi nào thì nó cũng là những từ trung hoa về phong cách và chiếm tỉ lệ rất cao. Vì vậy, ở luận văn này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát lớp từ vựng là phương ngữ xã hội, đặc biệt là từ nghề nghiệp, một lớp từ đối lập với từ vựng toàn dân và xuất hiện ở vài bài trong thơ Tố Hữu, với hy vọng tìm ra những nét chấm phá độc đáo trong bức tranh từ vựng của thơ ông.
2.3.2.2. Từ vựng hạn chế về mặt xã hội
a. Từ nghề nghiệp
Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được những người trong cùng ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng. Do đó, từ nghề nghiệp cũng là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội [6, 256].
Dựa theo cách hiểu như trên, chúng tôi đã thống kê lượng từ nghề nghiệp trong thơ Tố Hữu là 29 từ (trong tổng số 6102 từ khác nhau của toàn tập) chiếm tỉ lệ 0,48%, có các nghề như:
- Công nghiệp dầu khí: giàn khoan, giếng dầu, khoan, mạch giếng.
- Nghề nông: bắp rây, đon (mạ), tay cày, kén (tằm), nén tơ, nong tằm,..
- Nghề thủ công: lạt, mũi lạt, đan,...
- Một số từ trong quân đội: AK, hầm tăng, lưới thép, súng đạn, ụ pháo,... Từ nghề nghiệp trong thơ Tố Hữu không phân bố đều mà chủ yếu chỉ tập trung ở một số bài cụ thể, như bài: Tơ tằm Bảo Lộc, Hát trên giàn
56
khoan,... Riêng những từ chỉ nghề nông thì nằm rải rác ở một số bài như Tiếng hát trên đê, Tình khoai sắn, Trên miền Bắc mùa xuân,...
Vì mỗi từ là một tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Nó không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân [6, 269] nên, tuy chúng tôi chỉ khảo sát được 29 từ nghề nghiệp, nhưng đó là 29 hiện tượng thực tế, là sự quan tâm của tác giả tới những con người đã trực tiếp tham gia vào nghề ấy. Tuy ít, nhưng số liêu này cũng góp thêm một minh chứng cho nhận xét: Tố Hữu luôn quan tâm đến những người lao động.
b. Những lớp từ xã hội khác như thuật ngữ khoa học, tiếng lóng, biệt ngữ không xuất hiện trong thơ Tố Hữu. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ thuộc lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành khoa học, ví dụ: âm vị, âm tố (ngữ âm), vi phân, tích phân, đạo hàm (toán học); tiếng lóng là cách nói những từ ngữ riêng trong một tầng lớp hay một nhóm người nào đó, nhằm bí mật riêng cho nhóm mình chẳng hạn tễ bướu (nhiều tiền), bỉ (đàn bà), vỏ ( k ẻ cắp); biệt ngữ (hay đặc ngữ) cũng là từ dùng có màu sắc riêng biệt của từng giới trong xã hội, không mang màu sắc của tiếng lóng, không có tác dụng bí mật, ví dụ: tràm, khanh, rửa tội, xưng tội,... mà lời thơ cửa Tố Hữu là lời của chính cuộc sống, cuộc sống được nhập tâm thốt lên thành thơ bằng cách nói chân thật, tự nhiên, sáng rõ khẩu hiệu, tình cảm, ý nghĩ trong mỗi lòng người Việt. Ông không thiên về tìm kiếm những chân l ý đời sống chưa ai biết đến, khổng theo đuổi những cách nói tân kỳ... Thơ trữ tình chính trị vốn đòi hỏi sáng rõ và chứa đầy sức mạnh [20, 249], cho nên thơ Tố Hữu không sự dụng thuật ngữ khoa học kỹ thuật, tiếng lóng và biệt ngữ cũng là điều dễ nhận ra.
2.4. Về bình diện mức độ sử dụng
2.4.1. Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực
Căn cứ vào mức độ sử dụng của các từ trong quá trình sáng tác của tác giả, có thể chia từ vựng trong thơ Tố Hữu thành hai lớp: Từ vựng tích cực và từ
57
vựng tiêu cực. Thực chất của các cách phân tích loại này là dựa vào tần số sử dụng của các từ.
Từ vựng tích cực trong thơ Tố Hữu là những từ ngữ tác giả thường xuyên sử dụng trong các tác phẩm (tức là có tần số xuất hiện cao), ví dụ ta, anh, người, con, tôi,...
Từ vựng tiêu cực là các từ ít dùng tức chỉ xuất hiện một hai lần, ví dụ quán trọ, ô binh, con chiên,... số lượng từ vựng tích cực thì rất ít so với từ vựng tiêu cực. Theo kết quả khảo sát ở chương 1, bảng 1.2 (khảo sát tần số và lượng từ khác nhau của từ trong vùng tần số cao), trong số 6102 từ khác nhau, những từ có tần số từ 500 - 800 chỉ có 3 từ, chiếm 0,05% tổng số từ, trong khi đó những từ có tần số xuất hiện 1 đến 2 lần có đến 3695 từ, chiếm tỉ lệ đến 60,54%. Bởi lẽ do thực tế và hoàn cảnh sáng tác, để đáp ứng kịp thời cuộc sống sôi động của nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhà thơ phải thường xuyên thay đổi đề tài, khó mà tập trung vào một khối lượng từ nhất định, đủ nhiều để có số lượng từ vựng tích cực cao.
2.4.2. Từ ngữ cổ
Từ ngữ cổ là những từ biểu hiện những đối tượng trong ngôn ngữ hiện đại có các từ đồng nghĩa tương ứng. Chính sự xuất hiện của các từ đồng nghĩa tương ứng ở giai đoạn hiện nay làm cho chúng trở nên lỗi thời. Ví dụ: âu (lo), bui (chỉ, duy), khôn (khó, không thể),...
Có rất ít từ cổ trong thơ Tố Hữu. Chúng tôi chỉ thống kê được một số từ: âu (có lẽ), xuất hiện 2 lần; khôn (khó, không thể) xuất hiện 1 lần và từ xã tắc xuất hiện 1 lần. Các từ ở trên xuất hiện trong các đoạn thơ: Chân lý, mặt trời soi sáng mãi/Lỗi lầm, âu cũng bóng mây q u a / Lương tâm đều vẫn trong như
ngọc / Tinh nghĩa anh em lại một nhà (Tâm sự). Hay trong: Chân l ý mặt trời soi sáng mãi / Lỗi lầm, âu cũng bóng mây qua... / Bác ơi, cầu chúc hồn nhân
58
đều dùng từ âu trong cùng một trường hợp: trích một câu nói của Hồ Chủ tịch: Những sai lầm đều như bóng mây qua, còn chân l ý của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin thì như mặt trời, sáng mãi! [15, 412].
Từ khôn (khó, không thể) và xã tắc xuất hiện trong câu thơ: Mười lăm
năm ấy thân Kiều / Lênh đênh mệnh bạc, tình yêu khôn đầy / Nghĩ mình, phận
rủi duyên may / Qua phong trần, lại càng say lòng người. (Phút giây). Xã
tắc vững bền, non sông đổi mới ( Mẹ Tơm).
Ngoài những từ ngữ cổ ở trên, những cách nói xưa cũ như: trùng phùng, đa bào, sơn khê, phong trần, vạn đại, nghìn thu, muôn dặm, truyền lệnh, xuất binh, dặm đường, biên cương, vó ngựa, truân chuyên, lòng son, trường sinh, tri ân, tâm can, nghìn sương muôn tuyết,...) trong thơ Tố Hữu có được một sức sống mới, được sử dụng để nói đến cái cũ: Tiếng thơ ai động đất trời / Nghe
như non nước vọng lời nghìn thu. (Kính gửi Cụ Nguyễn Du ) .
Một điều dễ thấy là, những từ ngữ cổ hay những cách nói xưa cũ đã được đặt đúng chỗ trong cấu trúc chung của câu thơ nên chúng giữ một vai trò quyết định, cổ mà hiện đại, nói lên được những tư tưởng lớn của thời đại, những cái rất mới trong đời sống tâm hồn con người Việt Nam, quen thuộc với mỗi người dân thường Việt Nam. Vậy, ở thơ Tố Hữu, xưa cũ hay không, không cốt ở chữ nghĩa, mà ở nội dung và phong cách tình cảm của tác giả.