Từ ngữ thuộc trường nghĩa miêu tả màu sắc

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 69)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Từ ngữ thuộc trường nghĩa miêu tả màu sắc

Trong toàn tập thơ Tố Hữu, luận văn tôi đã khảo sát được 35 màu sắc khác nhau được biểu thị ở 640 nội dung khác nhau, với tổng số 807 lượt từ và xếp theo 13 bậc. Đặc biệt, ở mỗi găm màu chính, có rất nhiều từ để biểu diễn găm màu ấy với những cấp độ khác nhau. Ví dụ:

- Gam màu xanh: xanh ngời, xanh mướt, biếc xanh, xanh rì, xanh xanh, xanh lè, xanh le, xanh um, xanh thắm, xanh xám, nõn xanh, trong xanh, màu ngọc bích,...

- Gam màu đỏ: hửng đỏ, đỏ bừng, đỏ rực, đỏ au, đỏ chói, đỏ tươi, đỏ thắm, ưng đỏ, đỏ da, đỏ chạch, đỏ bồ quân... Đặc biệt, màu đỏ còn được tôn vẻ đẹp lên thành màu đào (máu đào), màu son (ngói son), màu thắm (hoa thắm),...

- Gam màu trắng: trắng ngần, trắng tinh, trắng nõn, trắng xóa, trắng phau, trắng bọt, trắng tang, trắng tuyết,...

- Gam màu vàng: vàng thau, vàng rộm, vàng tơ, vàng tươi, vàng rực, vàng nghệ, vàng hoe, vàng khô, vàng điệp,...

70

Có thể kể ra 35 sắc màu trong thơ Tố Hữu một cách cụ thể ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Thống kê chi tiết nội dung biểu đạt/màu của từ chỉ màu sắc

STT Nội dungbiếu đạt/Màu Tần số Tỉ lệ Bậc

Găm màu chính 1 Xanh 259 32.09% 1 2 đỏ 158 19.58% 2 3 trắng 97 12.02% 3 4 vàng 89 11.03% 4 5 hồng 72 8.92% 5 6 bạc 32 3.97% 6 7 đen 26 3.22% 7 8 nâu 19 2.35% 8 9 tím 14 1.73% 9 10 lam 7 0.87% 10 1 1 lục 3 0.37% 1 1 13 chàm 3 0.37% 1 1 14 huyền 2 0.25% 12 15 màu da 2 0.25% 12 16 màu cẩm thạch 1 0.12% 13 17 màu cây 1 0.12% 13 18 màu đất 1 0.12% 13

Những cách nói đặc biệt về màu:

19 màu tang 2 0.25% 12

20 màu ẩn sĩ 1 0.12% 13

21 màu áo cưới 1 0.12% 13

22 màu áo mới 1 0.12% 13

23 màu Ba Lan 1 0.12% 13

24 màu chiến thắng 1 0.12% 13

25 màu cửa kính 1 0.12% 13

71

27 màu tự do 1 0.12% 13

28 màu kiêu hãnh 1 0.12% 13

29 màu đông 1 0.12% 13

30 màu ô uế 1 0.12% 13

31 màu quê hương 1 0.12% 13

32 màu sương 1 0.12% 13

33 màu tỉnh khiết 1 0.12% 13

34 màu tự do 1 0.12% 13

35 màu vũ trụ 1 0.12% 13

Trong 35 màu được chỉ ra ở bảng 3.9, những màu được dùng nhiều (từ 259 lần đến 14 lần, những găm màu chính) theo thứ tự là: màu xanh (chiếm 32,29%), đỏ (19,08%), trắng (12,09%), vàng (11,10%), hồng (8,98%), bạc (3,9 9%), đen (3,24%), nâu (2,37%), tím (1,75%). Những màu ít dùng là: màu lam, lục, xám, chàm, huyền, cẩm thạch, màu da, màu cây, màu đất và 17 cách nói khác về màu sắc.

Như vậy, đáng chú ý nhất là màu xanh. Số lượt từ chỉ màu xanh đã lên đến 259 lần (chiếm tỉ lệ 32,29%) với khoảng gần 160 nội dung biểu thị khác nhau, chẳng hạn về: biển, cỏ cây, cuộc sống, bầu trời, dòng sông, đồng lúa, đồi núi, rừng cao su, rừng tràm, đồi chè, mây chiều, sương thu, màn đêm, hay cả màu mắt xanh của thằng cướp, của lũ ruồi xanh,... Đặc biệt, màu xanh trong thơ Tố Hữu không chỉ để miêu tả khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật của con người mà găm màu này còn là màu xanh của chân lý, của dòng thơ, của hy vọng, màu xanh của chiến thắng, của tình yêu đằm thắm, của tuổi trẻ hay của cả giấc mơ. Sau đây là bảng thống kê chi tiết về màu xanh trong thơ Tố Hữu:

Bảng 3.10. Thống kê từ chỉ màu xanh trong thơ Tố Hữu

72

1

màu xanh của cây cối, ruộng vườn, rừng núi

109 42.08%

2

màu xanh của trời, đất, quê hương cuộc

sống

51 19.69%

3

màu xanh của mùa xuân, tuổi trẻ tình yêu

26 10.40%

4 màu xanh của sóng, biển, sông, hồ 21 8.78% 5

màu xanh của đồ vật: (súng) AK, giáo gươm, cờ, mã tấu, ánh lửa, bát chè, đá, ánh thép, màn xanh

l i 4.25%

6 màu xanh của màu áo 9 3.47% 7

màu xanh tả người con vật {ruồi xanh), nước da xanh

9 3.47%

8

màu xanh của mây, khói, nắng,

sương gió

8 3.09%

9 màu xanh của đêm, ngày chiều 4 1.54% 10 màu xanh của chân lý 2 0.77% 11 màu xanh của hy vọng 2 0.77% 12 màu xanh của những tấm lòng 2 0.77% 13 màu xanh của chiến thắng 1 0.39% 14 màu xanh giải phóng 1 0.39% 15 màu xanh của giấc mơ 1 0.39% 16 màu xanh của dòng thơ 1 0.39% 17 màu xanh của sự hy sinh 1 0.39%

Kết quả thống kê bảng 3.10 cũng chỉ ra rằng trong số 259 lượt từ ngữ chỉ màu xanh thì có đến 215 lượt từ chỉ màu xanh tươi mát, chiếm tỉ lệ 83,01%.

73

Có thể nói màu xanh trong thơ Tố Hữu là màu xanh quê hương, màu xanh chiến thắng, màu xanh của tình yêu, của tuổi trẻ, của hy sinh, hy vọng,...: Đó là những cách chuyển nghĩa vào bề sâu hay những màu sắc bên trong [9, 18]. Chẳng hạn: "Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lòa" (Theo chân Bác). Đây không chỉ là màu xanh của đất trời mà còn là không khí tươi vui, đầm ấm được hưởng hạnh phúc tự do, độc lập, cuộc sống ấm no, lòng người hồ hởi. Hoặc: Có thể nào quên những ngày xanh thẳm (Có thể nào yên) thì đó cũng là những kỉ niệm tươi thắm của một thời mơ mộng, tha thiết yêu đất nước con người,...

Tố Hữu đã viết những dòng thơ tuổi xanh và cũng đã viết nhiều về những tấm lòng xanh: Nghe con chim hót trong lòng tim xanh (Tiếng sáo Ly Quê). Lòng ta như nước Hương Giang ấy / Xanh biếc lòng sông những bóng thông (Quê mẹ). Và, khi nói về cái chết của Phạm Hồng Thái, Tố Hữu viết: "Chết, như dòng nước xanh) thì tác giả đã gợi lên trong lồng ta một sự thương cảm dạt dào về một cái chết đẹp đẽ, một sự hy sinh thanh khiết, cao ca...

Nổi bật trên các màu xanh, trắng, hồng, vàng, lam, tím,... là màu đỏ sáng chói rực rỡ trong thơ Tố Hữu. Các tác giả Đào Thản [23, 108], Lê Anh Hiền [9, 15] cũng đã nhận xét: Thơ Tố Hữu rực lên một màu đỏ, đậm đặc về tần số cũng như phong phú về màu vẻ...

Thật vậy, với 158 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 19,58% (xếp bậc thứ hai, sau màu xanh), màu đỏ trong thơ Tố Hữu có ngoại diên khái niệm hết sức rộng [23, 107] (gồm 44 nội dung biểu hiện khác nhau) và được tác giả sử dụng một cách có ý thức, giúp ta hiểu được sâu hơn ý nghĩa tự nhiên của màu đỏ: đỏ của cờ, hoa, của nắng, của đuốc lửa dân công, của đất mới tinh khôi... và cũng như ý nghĩa xã hội của nó: là màu cờ, màu máu, màu tượng trưng cho cách mạng, cho l ý tưởng cộng sản [23, 108]. Sau đây là bảng thống kê chi tiết về màu đỏ trong thơ Tố Hữu:

74

STT Những sự vật hiện tượng có màu đỏ Tần số Tỉ lệ

1 cờ 41 25,95% 2 máu 16 10,13% 3 đất (bùn, đất, bụi) 1 1 6,96% 5 đôi má 8 5,06% 6 ngói 8 5,06% 7 lửa 8 5,06%

8 tuổi trẻ (thời son trẻ, thuở vàng son, trứng son) 7 4,43%

9 mắt (đỏ nọc) 4 2,53%

10 trái cây (vải thiều, bồn quất đỏ, quả son) 3 1,90%

11 nắng 3 1,90% 12 con đường 2 1,27% 13 mây 2 1,27% 14 khí dầu 2 1,27% 15 bình minh 2 1,27% 16 chân, gót 2 1,27% 17 son, phấn son 2 1,27% 18 (ánh) chớp 1 0,63%

19 đôi môi (son) 1 0,63%

20 áo 1 0,63%

21 mặt hồ 1 0,63%

22 mặt trời 1 0,63%

24 tường (xiêu loét đỏ) 1 0,63%

25 chén rượu 1 0,63%

75

Những biểu hiện khác của màu đỏ

27 màu đỏ của con số 1 0,63%

28 ngực (đỏ) 1 0,63%

19 trang lịch sử (đỏ) 1 0,63%

30 kinh thành lộng lẫy vàng son 1 0,63%

31 lầu son 1 0,63%

32 nghìn năm cũ đang hồi xuân thắm lại 1 0,63%

33 (đỏ) mũi trâu 1 0,63% 34 xuân (đào) 1 0,63% 36 (đỏ) trang triết học 1 0,63% 37 cay chì (đỏ) 1 0,63% 38 màu đỏ của ý chí 1 0,63% 39 màu đỏ của tình cảm 1 0,63%

40 màu đỏ của ước mơ 1 0,63%

41 màu đỏ của tương lai 1 0,63%

42 màu đỏ của cuộc đời 1 0,63%

43 màu đỏ của nụ cười 1 0,63%

44 màu đỏ của sự hy sinh, của những chiến công 1 0,63%

Ở bảng liệt kê 3.11, ngoài sự có mặt của 41 lượt từ chỉ màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, những nội dung biểu hiện khác còn lại của màu đỏ trong thơ Tố Hữu cũng có những nội dung ý nghĩa riêng, ví dụ: Ngàn muôn năm lịch sử những anh hùng / Sẽ đỏ rực với những ngày đẫm huyết (Dậy lên thanh niên), Cờ tự do bay rợp chiến đài / Bốn phương trời đỏ rực tương lai (Dậy lên thanh niên), Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ / Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ (Người con gái Việt Nam),...

76

Thơ Tố Hữu còn có thêm các màu chỉ các khía cạnh khác nhau của màu đỏ như là: hồng, đào, son, thắm.

Hồng thì cũng nghĩa là đỏ, một thứ đỏ rực rỡ tươi màu: Một vùng trời đất trong tay / Dầu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng (Bài ca xuân 1961). Đây là màu đỏ đã được tôn vẻ đẹp lên, hoặc là hồng làm tôn màu đỏ lên thì cũng thế. Bởi vậy mà Tố Hữu còn nói: Đường quê đỏ rực cờ hồng / Giáo gươm sáng đất tầm vông nhọn trời. (Bà má Hậu Giang). Hoàng hôn dài đến hừng đông / Ghé sân Đất-mới gác hồng lầu xanh. (Nhật ký đường về). Hoặc tác giả còn dùng các từ: gót chân hồng, ánh hồng, thế giới hồng,...

Đào trước hết là chỉ màu sắc hoa đào. Màu đào cũng không kém hồng về sắc và về chất đỏ. Cũng như hồng, thơ Tố Hữu còn có: Xin uống cùng anh chén rượu đào (Rôm, hoàng hôn), Nghĩa quân áo vải cờ đào (Phồn Xương).

Màu son vốn là màu để trang trí, trang sức, nhưng màu son cũng mang đầy ý nghĩa trong thơ Tố Hữu: Màu áo mới nâu non nắng chói / Mái trường tươi roi rói ngói son (Ba mươi năm đời ta có Đảng), Hai bàn tay trắng nên cơ nghiệp / Một tấm lòng son quyết giữ gìn (Ngẫu hứng). Ngói son, tấm lòng son cho ta hiểu được màu son ở đây có cái gì rất mới, rất trung thành và chung thủy.

Màu thắm cũng được tác giả sử dụng trong nhiều trường hợp để thay thế cho màu đỏ khi tác giả muốn nói về một thứ đỏ rất đậm, đậm đến tột độ cả về sắc lẫn về mặt biểu cảm: Đào xuân thắm dâng hương vào cửa sổ (Ly rượu thọ), Dậy lên hỡi những lỉnh hồn trẻ í Máu của con yêu nhuộm thắm đời tranh đấu (Dậy lên thanh niên).

Bảng thống kê 3.11 cũng cho chúng ta thấy, màu đỏ đẹp tươi sáng và ấm áp trong thơ Tố Hữu là 32 từ (chiếm tỉ lệ 88,89%), màu đỏ có ý nghĩa khác là 4 từ (đỏ mũi trâu, bầy mũ đỏ, mắt đỏ nọc, tường xiêu loét đỗ) (chiếm tỉ lệ

77

11,11%). Màu đỏ trong thơ Tố Hữu là màu đỏ của máu, của hy sinh, màu đỏ của bùn đất, con đường, nhà cửa, bình minh, mặt trời, mặt hồ, mây, nắng quê hương, của vải thiều, bồn quất thắm đượm tình cảm, luôn được thể hiện trong rất nhiều lời thơ của tác giả. Hơn thế nữa, màu đỏ trong thơ của Tố Hữu còn được chuyển nghĩa vào bề sâu (màu sạc bên trong) để nhắc đến cây chì đỏ (dẫn dắt dân tộc việt Nam làm cách mạng, gian khổ nhưng quang vinh), hay đó là màu đỏ của ý chí, tình cảm, ước mơ, tương lai, cuộc đời, của nụ cười, của sự hy sinh và của cả những chiến công,...

Như vậy, cũng như màu xanh, màu đỏ (cùng với hồng, đào, son, thắm) đã được chúng tôi khảo sát một cách triệt để để thấy hết được ý nghĩa tốt đẹp của nó trong thơ Tố Hữu. Màu đỏ trong thơ ông đã được đẩy đến mức cao nhất về khả năng và tác dụng biểu cảm. Từ một màu có thể tạo ra cảm giác vui, ấm, nóng, tiêu biểu cho sự sống, đỏ đồng thời còn là màu của cách mạng, của lý tưởng, của niềm tin và lòng trung thành - một màu đỏ đã được hình thành gần như trọn vẹn để cùng với màu xanh làm cho thơ Tố Hữu sáng chói và rực rỡ.

Sau khi phân tích đặc điểm của trường nghĩa từ chỉ màu sắc, đặc biệt là hai màu nổi bật xanh và đỏ, luận văn rút ra những kết luận trong bảng 3.12 về gam màu trong thơ Tố Hữu:

Bảng 3.12. Tỉ lệ L và N giữa gam màu sáng và gam màu tối

GĂM MÀU SÁNG GĂM MÀU TỐI N Số nội dung biểu đạt N Số nội dung biểu đạt 721 20 86 15 89,34% 57,14% 10,66% 42,86% Chú thích: Nmàu sắc = 807 lượt từ

L màu sắc = 640 từ khác nhau (gồm 35 nội dung biểu đạt ở bảng 3.9)

78

Như luận văn đã đề cập ở các phần trước: thơ Tố Hữu là những dòng thơ cách mạng, lạc quan yêu đời, luôn hướng về tương lai tươi sáng bằng một niềm tin yêu mãnh liệt. Do vậy, cảm xúc vui hơn buồn, yêu thương hơn căm giận, rất phù hợp với găm màu sáng.

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)