Từ ngữ thuộc trường nghĩa của từ biểu thị cảm xúc

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 64)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Từ ngữ thuộc trường nghĩa của từ biểu thị cảm xúc

Chúng ta dễ nhận thấy rằng thơ Tố Hữu là những tiếng thơ vui, lạc quan, tin cậy; đồng thời trong thơ, tác giả đã tìm thấy nhân dân của mình và gửi gắm vào đấy dòng xúc cảm trữ tình tiêu biểu của thời đại. Đây là một trong những lý do khiến chúng tôi quan tâm đến lớp từ biểu thị cảm xúc, ví dụ: bâng khuâng, ngẩn ngơ, e thẹn,... và vận dụng phương pháp thống kê vào việc nghiên cứu lớp từ vựng này. Kết quả định lượng sẽ giúp luận văn tìm hiểu lớp từ này trên nhiều phương diện, đặc biệt là phương diện ngữ nghĩa.

Trên độ dài 57339 lượt từ, với tổng số từ khác nhau là 6102 từ, chúng tôi đã thống kê được 1037 lượt từ biểu thị cảm xúc, với tổng số từ khác nhau là 79 từ. Những con số này được chỉ ra trong bảng 3.4:

Bảng 3.4. Thống kê N và L của lớp từ chỉ cảm xúc

Tổng tập Từ chỉ cảm xúc

N L Ncảm x

ức Lcảm xúc

57339 6102 1208 79

Kết quả thống kê cụ thể của từng tập thơ thể hiện rõ trong bảng 3.5:

Bảng 3.5. Kết quả thống kê N vàL từ chỉ cảm xúc ở từng tập

Tập N Ncảm xúc Tỉ lệ (%) L Lcảm xúc Tỉ lệ (%)

Từ ấy 13125 181 1,38% 2872 45 1,57%

65 Gió lộng 7630 129 1,69% 1804 22 1,22% Ra trận 11289 231 2,05% 2407 34 1,41% Máu và hoa 5212 108 2,07% 1580 32 2,03% Một tiếng đơn 8205 134 1,63% 2084 27 1,30% Ta với ta 6603 100 1,51% 2038 17 0,83%

Với N: tổng số lượt từ của toàn tập; Ncảm xúc : tổng số lượt từ chỉ cảm xúc, L: tổng số từ khác nhau của toàn tập; Lcảmxúc : tổng số từ khác nhau chỉ cảm xúc.

Bằng cái nhìn tổng quát, kết quả thống kê ở bảng 3.5 chứng tỏ số lượng từ khác nhau dùng để biểu thị tình cảm ở mỗi tập không có sự thay đổi lớn. Riêng ở tập Ta với ta, ta có bảng so sánh:

Bảng 3.6. So sánh từ biểu thị cảm xúc của tập thơ Ta với ta

Tập N Ncảm xúc Ti lệ (%) L Lcảm xúc Tỉ lệ (%)

Việt Bắc 5275 130 2,46% 1574 18 1,14%

Máu và hoa 5212 108 2,07% 1580 32 2,03%

Ta với ta 6603 100 1,51% 2038 17 0,83%

So với hai tập Việt Bắc Máu và hoa, tập thơ Ta với ta Ncảm xúcLcảm xúc ít nhất (100 lượt và 17 từ) trong khi N và L lại lớn nhất (6603 lượt và 2038 từ). Đây là tập thơ tác giả sáng tác vào giai đoạn cuối (1999 - 2002). Khuynh hướng trữ tình chính trị với sự nhạy cảm trước những vấn đề thời sự tuy vẫn dễ nhận ra như một nét ổn định của thơ Tố Hữu, nhưng đến tập Ta với ta thì khuynh hướng ấy không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội nhất. Giờ đây, như một lẽ thường, nhà thơ muốn chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ quát và kiếm tìm những giá trị bền vững, giọng thơ vì thế cũng trở nên trầm lắng, thấm đượm chất suy tư. Do vậy, lớp từ biểu thị cảm xúc trong tập thơ Ta với ta có tỉ lệ giảm cũng là điều dễ thấy.

66

Kết quả thống kê (ở phụ lục 7) cũng giúp chúng ta lý giải thêm một vài vấn đề về lớp từ biểu thị cảm xúc trong thơ Tố Hữu. Đó là, có 30 từ chỉ cảm xúc chỉ xuất hiện một lần, chiếm tỉ lệ 37,97%, ví dụ: thẹn, tái tê, căm giận; 14 từ xuất hiện hai lần, chiếm tỉ lệ 17,77%. Đây là một cứ liệu quan trọng. Trên nguyên tắc, hễ số lượng lớp từ có tần số thấp này càng lớn thì tác giả có kho từ chỉ cảm xúc càng đa dạng. Có được sự phong phú này là vì tác giả đã luôn luôn đổi thay các từ ngữ của mình khi đi từ bài này sang bài khác, để diễn tả những "cung bậc" tình cảm, để mạch cảm xúc trữ tình luôn trải dài theo mạch thơ của tác giả.

Nói như trên không có nghĩa những từ xuất hiện nhiều lần lại không mang ý nghĩa. Trong thơ Tố Hữu, hai từ chỉ cảm xúc: vui (xuất hiện 236 lần, trong 116 bài thơ, chiếm tỉ lệ 19,54%) và nhớ (xuất hiện 229 lần, trong 86 bài thơ, chiếm tỉ lệ 18,96%) (ở phụ lục 7) rất đáng được lưu tâm. Đây là hai từ vị mang giá trị cao, được phân bố gần như đều trong toàn tập thơ khiến cho ở mọi thời điểm của tập thơ, sự xuất hiện của hai từ nhớ vui đều phù hợp với giọng điệu chung của thơ Tố Hữu. Với từ nhớ, chúng ta có thể hiểu: Ông muốn giữ lại trong tâm trí của mình những điều đã cảm biết bằng một tình cảm tha thiết, để rồi sau đó có thể tái hiện được. Với từ vui (từ chỉ hành động, trạng thái, quá trình hay tính chất), tác giả muốn diễn tả cảm xúc có trạng thái tích cực, hợp nguyện vọng làm tác giả hài lòng. Những thực từ này không rời rạc mà có những mối quan hệ lô gí ch trong hệ thống lớp từ biểu thị cảm xúc và quyện chặt với tâm tư, tình cảm của tác giả, chứng tỏ Tố Hữu là một nhà thơ nói nhiều đến tình cảm.

Như vậy, việc có nhiều từ chỉ cảm xúc có tần số xuất hiện một lần và một từ chỉ cảm xúc xuất hiện nhiều lần (như đã phân tích ở trên) đều có chung một ý nghĩa tổng hợp là từ biểu thị cảm xúc trong thơ Tố Hữu có số lượng lớn, rất phong phú và có giá trị biểu thị cảm xúc chủ đạo theo mạch thơ của tác giả, ví dụ: vui, buồn, giận, yêu, ghét, tin, ngờ, khinh, quý, mến, thương, sợ, lo, ngạc

67

nhiên, thẹn,... Các từ trong nhóm này cùng có chung cấu trúc nghĩa, cùng chỉ một phạm vi ý niệm: không phản ánh bản thân sự vật khách quan như các quá trình nhận thức khác, mà phản ánh mối quan hệ giữa những sự vật khách quan đó với yêu cầu và động cơ sáng tác của tác giả.

Với mong muốn nhìn một cách chi tiết hơn về lớp từ chỉ cảm xúc trong thơ Tố Hữu, chúng tôi lập bảng phân loại lớp từ này thành 40 nhóm nhỏ, bao gồm các quan hệ ngữ nghĩa như đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa, tổng phân nghĩa và giao nghĩa như sau:

Bảng 3.7. Phân loại lớp từ biểu thị cảm xúc thành nhóm nhỏ (12)

Nhóm Từ

1 bất ngờ 2 bịn rịn

3 buồn, buồn lo, buồn đau, buồn tênh, buồn thảm, buồn thiu

4 bùi ngùi 5 căm giận 6 căm thù 7 chán chường, chán nản, chán ngắt 8 day dứt 9 dửng dưng

10 đau buồn, đau thương

11 đê mê 12 hổ thẹn, thẹn 13 hớn hở 14 ghét 15 giận, hờn giận 16 kinh 17 lo, lo lắng 18 lưu luyến 19 luyến tiếc

20 mải mê, mê, mê mải

21 mến

22 mong, mong chờ, mong ước

23 mừng

24 muốn

12

68

25 ngẩn ngơ

26 ngờ

27 nhớ, nhớ nhung 28 phấn khởi

29 say, say mê, say đắm 30 sợ, run sợ, sợ hãi 31 tái tê, tê tái 32 thích

33 thương, cảm thương, thương mến, thương đau, thương nhớ, thương yêu 34 tiếc, tiếc hối

35 tin, tin tưởng 36 tủi

37 uất hận

38 vui, vui lòng, vui say, vui sướng, vui vầy, vui vẻ, vui vui 39 xót, xót xa

40 yêu, thân yêu, yêu quý, yêu thương

Việc phân lập lớp từ biểu thị cảm xúc trong thơ Tố Hữu thành 40 nhóm nhỏ trang bảng 3.7 sẽ tạo điều kiện cho luận văn so sánh L và N của các nhóm từ có nghĩa biểu thị cảm xúc như : VUI - BUÔN YÊU THƯƠNG -CĂM GIẬN ở bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8. So sánh L và N của các nhóm từ có nghĩa biểu thị cảm xúc: VUI -

BUỒN YÊU THƯƠNG - CĂM GIẬN

Nghĩa biểu thị

cảm xúc L (skhác nhau) ố lượng từ

N (tần số

xuất hiện) Ví dụ

VUI 10 304 vui, mừng, hớn hở, vui sướng, phấn

khởi, vui vẻ, vui vui, vui lòng, vui

say, vui vầy.

BUỒN 10 92 buồn, đau thương, đau buồn, xót, xót xa, thương đau, buồn lo, buồn đau,

buồn thiu.

YÊU

THƯƠNG 8 318 thương, yêu, yêu thương, thương nhớ, thương yêu, thân yêu, yêu quý,

mến

CĂM GIẬN 6 31 căm thù, căm giận, ghét, uất hận,

69

Kết quả thống kê đã chỉ rõ nhóm từ có nghĩa biểu thị cảm xúc VUI trong thơ Tố Hữu nhiều hơn ba lần nhóm từ có nghĩa biểu thị cảm xúc BUỒN; từ biểu thị cảm xúc YÊU THƯƠNG cũng nhiều hơn năm lần nhón từ có nghĩa biểu thị cảm xúc CĂM GIẬN.

Một lần nữa ta lại có thêm cơ sở để kết luận rằng thơ Tố Hữu mang hào khí của sự sôi nổi, trẻ trung, vô tư, hào phóng, như gieo lửa vào lòng người, đưa lại hào sảng say nồng, đẩy tâm hồn luôn luôn hướng về phía trước, tin yêu cuộc sống yêu đồng loại. Lãng mạn là như vậy, vui vẻ, yêu thương cũng là như vậy.

Trên đây mới chỉ là những tìm kiếm bước đầu của luận văn về lớp từ biểu thị cảm xúc trong thơ Tố Hữu. Người viết thấy cần tiếp tục nghiên cứu về các quan hệ ngữ nghĩa để có được một bức tranh tổng quát của lớp từ này.

Một phần của tài liệu ngôn từ trong thơ tố hữu (nhìn từ bình diện từ vựng) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)