GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 35)

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đăng ký tại nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24 tháng 4 năm 1993. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời gian hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Việt Nam. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 6 năm 1993.

Hội sở chính của ngân hàng được đặt tại 442, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 84-8-929 0999 Fax: 84-8-839 9885

Email: acb@acb.com.vn, Trang web: http://www.acb.com.vn

Các hoạt động chính của ACB và các công ty con bao gồm:

 Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.

 Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;

 Cho vay ngắn, trung và dài hạn;

 Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá;  Đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;

 Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa khách hàng;  Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;

 Thanh toán quốc tế, bao thanh toán;  Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán;

 Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành;

 Cho thuê tài chính và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Ngân hàng Á Châu được chia thành bảy khối, bốn ban và hai phòng. Cụ thể là:  Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển

kinh doanh, Giám sát điều hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin.  Bốn ban: Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng,

Chính sách và Quản lý tín dụng.

2.1.3. Những thành tựu đạt được

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB đã có nhiều bước phát triển lớn và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.

Hiện nay Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. ACB là ngân hàng cổ phần đầu tiên đổi mới công nghệ và đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng. Trong hơn 17 năm hoạt động, ACB luôn khẳng định vị trí dẫn đầu về huy động vốn, tài sản có cũng như lợi nhuận trước thuế, đồng thời nhận được sự đánh giá cao của giới tài chính ngân hàng trong và ngoài nước.

Bảng 2.1. Một số thành tích và công nhận mà xã hội đã dành tặng cho Ngân hàng Á Châu

Năm Giải thưởng Đơn vị trao tặng

2006 - Huân chương lao động hạng ba - Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2005

- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

- Chủ tịch nước - The Asian Banker - Euromoney 2007 - Thành tựu về lãnh đạo trong

ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006

- Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội ngũ lao động

- The Asian Banker

- Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN (BAC)

2008 - Huân chương lao động hạng nhất - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

- Chủ tịch nước - Euromoney

2009 - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam - FinanceAsia, Asiamoney, Global Finance, Euromoney, The Banker, và The Asset

2010 - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam - Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam

- FinanceAsia, Global Finance, Asiamoney, và The Asset

- The Asian Banker

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh:

Các biểu đồ sau đây cho thấy ACB tăng trưởng khá cao và đều đặn. Riêng năm 2012 có sự sụt giảm do ảnh hưởng từ việc Ông Lý Xuân Hải – Tổng Giám đốc ACB, Ông Bùi Đức Kiên bị bắt dẫn đến sự cố rút tiền vào cuối tháng 08/2012 và đến tháng 11/2012 Ngân hàng nhà nước yêu cầu các TCTD chấm dứt huy động vàng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động khác của ngân hàng.

Tổng tài sản giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.

Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hạn chế các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động vô hình chung làm cho chi phí đầu tư về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lưới của ACB chưa được sử dụng hiệu quả, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập thuần tăng. Lỗ do phải tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện thị trường khó khăn cũng như lợi nhuận các công ty trực thuộc đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung của ACB là chưa tương xứng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các rủi ro về thay đổi chính sách, rủi ro về pháp lý chưa được dự báo, đánh giá đúng mức để kiểm soát hữu hiệu.

Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh của ACB từ năm 2008 – 2012 (tỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 105.306 167.724 205.103 281.019 176.308

Tổng vốn huy động 91.174 134.479 183.132 234.503 159.500

Tổng dư nợ cho vay 34.833 62.358 87.195 102.809 102.815

Tổng lợi nhuận trước thuế 2.561 2.838 3.102 4.203 1.043

2.2. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.2.1. Tình hình rủi ro thanh khoản do yếu tố sử dụng vốn tại ACB:

2.2.1.1. Đánh giá rủi ro thanh khoản tại ACB qua các tỷ lệ đảm bảo an toàn:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR

Năm 2008, ACB đã tăng vốn điều lệ thêm 3.726 tỷ đồng. Nhờ vậy, hệ số an toàn vốn của ACB tính đến ngày 31/12/2008 vẫn đạt 12,44%, mặc dù mức độ rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh đã cao hơn trước đó.

Năm 2009, tỷ lệ an toàn vốn của ACB thời điểm 31/12/2009 đạt 9,73%, cao hơn gần 1,8% so với quy định của Ngân hàng Nhà nước mặc dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung vẫn tiếp tục gia tăng.

Năm 2010, kể từ thời điểm 01/10/2013 khi Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động đều được ACB tuân thủ chặt chẽ. Tính đến thời điểm 31/12/2010, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 10,33%, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 10,6% so với quy định 9%.

Năm 2011, tính đến thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9,24%, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 9,25% và đều cao hơn quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2012, tỷ lệ an toàn vốn bình quân trong năm đạt 11,2% và đạt 13,5% tại thời điểm 31/12/2012.

Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, ACB đã đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động, đặc biệt trong giai đoạn môi trường kinh doanh của hệ thống ngân hàng có nhiều biến động.

Bảng 2.3. Một số tỷ lệ an toàn trong hoạt động của ACB tại thời điểm 31/12 các năm 2008 – 2012 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR 12,44% 9,73% 10,60% 9,25% 13,50% Tỷ lệ khả năng chi

trả ngày báo cáo 20,23% 20,05% 19,84% 18,47% 18,18%

Giới hạn tín dụng

Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước, ACB đã quy định cụ thể về khách hàng, người có liên quan của khách hàng và các giới hạn trong hoạt động tín dụng của ACB trong các công văn của Ban Chính sách và Quản lý Tín dụng của ACB từng thời kỳ.

Cách ACB xác định người có liên quan như sau:

Khách hàng và người có liên quan của khách hàng được xác định trên căn cứ vào thông tin do khách hàng cung cấp cho ACB và kết quả thẩm định của nhân viên phụ trách thẩm định khách hàng.

Các thông tin về khách hàng và người có liên quan của khách hàng phải được thể hiện đủ trong phần phụ lục của tờ trình thẩm định khách hàng, đính kèm theo tờ trình thẩm định khách hàng.

Trong hợp đồng tín dụng phải thể hiện nội dung: “Khách hàng cam kết cung cấp đầy đủ thông tin về các khoản cấp tín dụng của người có liên quan của khách hàng tại ACB”.

Giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, khách hàng và người có liên quan với khách hàng.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng dùng để tính giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng, khách hàng và người có liên quan của khách hàng bao gồm: tổng dư nợ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán và tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành nhưng không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng của ACB tuân thủ các giới hạn sau:

 Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ACB.

 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của ACB.

Giới hạn cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán: ACB quy định tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không được vượt quá các giới hạn sau:

< 20% vốn điều lệ của ACB, và < 10% tổng dư nợ của ACB, và < 5% tổng tài sản của ACB.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ACB luôn tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ về đảm bảo an toàn trong giới hạn tín dụng, chưa từng phát sinh trường hợp cấp tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn tín dụng làm phát sinh rủi ro thanh khoản cho ACB.

Tỷ lệ khả năng chi trả

Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau

Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, tỷ lệ này tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả. Theo quy định nội bộ của ACB thì nếu tỷ lệ này thấp hơn 16% thì ACB sẽ đưa vấn đề thanh khoản vào diện cảnh báo.

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày

ACB luôn tuân thủ quy định đối với tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản có đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau. Theo quy định nội bộ, tỷ lệ này thấp hơn 1,2 thì ACB sẽ đưa vấn đề thanh khoản vào diện cảnh báo.

mặt với tình trạng tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau và khả năng chi trả trong 7 ngày thấp hơn quy định khi gặp sự cố rút tiền ồ ạt vào năm 2003 và năm 2012. Tuy nhiên, qua Bảng theo dõi khả năng chi trả vào thời điểm báo cáo, tỷ lệ khả năng chi trả của ACB vẫn tuân thủ quy định của NHNN và nội bộ ngân hàng, đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng đối với khách hàng.

Giới hạn góp vốn, mua cổ phần

Theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần. Đồng thời quy định giới hạn góp vốn, mua cổ phần như sau:

Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó.

Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng:

 Trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.

 Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc.

Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng giá trị góp vốn của ACB vào các công ty liên doanh liên kết là 1.465 tỷ đồng, trong đó bao gồm:

Bảng 2.4. Các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết của ACB thời điểm 31/12/2012 (triệu đồng)

Khoản đầu tư Tên công ty Ngành nghề Tỷ lệ phần vốn (%) Nguyên giá Giá trị sổ sách Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh

Công ty CP Dịch

vụ bảo vệ ACB Dịch vụ bảo vệ 10 1.000 1.237 Các khoản đầu

tư vào công ty liên doanh

Công ty CP Kim hoàn ACB – SJC

Sản xuất và kinh

doanh kim hoàn 10 200 339

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Giá trị các khoản đầu tư mua cổ phần của ACB tại thời điểm 31/12/2012 là 1.463.764, trong đó:

Bảng 2.5. Các khoản đầu tư mua cổ phần của ACB tại thời điểm 31/12/2012 (triệu đồng)

Khoản đầu tư 31/12/2011 31/12/2012

Đầu tư vào các TCTD khác trong nước 2.031.647 370.546

- Đã niêm yết 1.313.635 20.044

- Chưa niêm yết 718.012 350.502

Đầu tư vào các TCKT khác trong nước 1.570.265 1.093.218

- Đã niêm yết (*) 1.006.992 544.742

- Chưa niêm yết 563.273 548.476

Cộng 3.601.912 1.463.764

Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn khác

(49.366) (50.053)

Tổng cộng 3.552.546 1.413.711

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Trong tổng giá trị đầu tư vào các tổ chức kinh tế khác trong nước tại 31/12/2012 có 20.939 triệu đồng (năm 2011: 427.090 triệu đồng) là chứng khoán vốn ACBS đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư với một công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Các cổ phiếu này đang được thể hiện là tài sản của công ty này trên giấy tờ, nhưng ACBS là chủ sở hữu của các cổ

phiếu này thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư. Tại thời điểm 31/12/2012, các cổ phiếu này đã được dùng làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu phát hành bởi công ty này cho một ngân hàng trong nước khác. Điều này dẫn đến việc có thể gây mất vốn và trực tiếp dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ACB.

2.2.1.2. Đánh giá rủi ro thanh khoản tại ACB qua các chỉ số thanh khoản:

Vốn điều lệ:

Bảng 2.6. Vốn điều lệ, vốn tự có của ACB các năm 2008 – 2012 (triệu đồng) Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn điều lệ 6.355.813 7.814.138 9.376.965 9.376.965 9.376.965

Vốn tự có 7.766.468 10.106.287 11.376.757 11.959.092 12.624.452

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Thực hiện đúng theo Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 35)