Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 29)

Phương pháp tính toán nhu cầu thanh khoản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Thông thường chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng:

 Vốn điều lệ

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR6 (Capital Adequacy Ratio)

 Chỉ số giới hạn huy động vốn – H1

 Chỉ số vốn tự có/Tổng tài sản có – H2

 Chỉ số trạng thái tiền mặt – H3

 Chỉ số năng lực cho vay – H4

 Chỉ số dư nợ/Tiền gửi khách hàng – H5

 Chỉ số chứng khoán thanh khoản – H6

 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD – H7

 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng – H8

Để quản trị tốt công tác thanh khoản ngân hàng cần phải cùng đồng thời quản trị tốt các chỉ số thanh khoản và cốt lõi chính là quản trị việc tạo nguồn vốn và sử dụng vốn như thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

Ngoài ra, để dự báo thanh khoản, các ngân hàng có thể áp dụng phương pháp dựa vào các chỉ tiêu cơ bản đánh giá theo dấu hiệu của thị trường, bao gồm:

 Sự tin tưởng của dân chúng thông qua lưu lượng vốn và chi phí trả lãi mà ngân hàng huy động được qua mỗi thời kỳ.

 Giá cổ phiếu của ngân hàng.

 Tổn thất từ việc bán vội vã tài sản có.

 Việc đáp ứng các cam kết của ngân hàng đối với khách hàng vay: Cụ thể là các ràng buộc như yêu cầu từ lợi nhuận dự kiến hợp lý, áp lực thanh khoản.  Các khoản vay từ Ngân hàng Trung ương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 29)