Khủng hoảng thanh khoản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 90)

Khủng hoảng thanh khoản xảy ra khi khách hàng gửi tiền và các tổ chức cung cấp vốn rút tiền ồ ạt khỏi Ngân hàng do suy giảm lòng tin về khả năng tài chính và mức độ an toàn của Ngân hàng. Việt rút tiền xảy ra có tính chất lan rộng và phát triển nhanh tại các chi nhánh trong hệ thống ACB.

ACB định lượng cho thanh khoản trong tình huống khẩn cấp đặc biệt như sau:

 Tổng số dư huy động giảm liên tục mỗi ngày trên 0,5%/ngày và trong vòng 7 ngày giảm quá 10% số dư huy động.

 Tổng số dư huy động giảm ngoài dự kiến 2%/ngày.

Nguồn dự phòng cho tình huống khủng hoảng thanh khoản: Ngân hàng có thể sử dụng tối đa 100% nguồn dự phòng sau:  Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ.  Giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng khác.

 Các hạn mức vay trên thị trường liên ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ: vay trên thị trường liên ngân hàng; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở với Ngân hàng Nhà nước; Cầm cố các chứng từ có giá, các hợp đồng cho vay liên ngân hàng để vay tái cấp vốn với NHNN; Vay tái chiết khấu các chứng từ có giá với NHNN; Thực hiện nghiệp vụ Repo với các TCTD và các công ty chứng khoán; Vay thanh toán điện tử với Sở giao dịch NHNN Việt Nam.

Sử dụng tiền gửi bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước. Vay thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà nước TP.HCM.

Rút trước hạn những khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, ưu tiên những khoản tiền gửi có lãi suất thấp và thời hạn đáo hạn còn lại xa.

Thế chấp những khoản cho vay khách hàng tại Ngân hàng để vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác.

Quản trị rủi ro thanh khoản trong tình huống khủng hoảng thanh khoản xảy ra theo các nguyên tắc:

 Hội đồng ALCO sẽ thiết lập các hạn mức tối đa cho những loại hình vay qua đêm, hoặc những nguồn vốn khác vay từ đối tác. Mục đích của việc xác định hạn mức này nhằm đảm bảo không gây ra khủng hoảng về thanh khoản của ngân hàng nếu mất đi mối quan hệ với bất kỳ đối tác nào.

 Giám sát mức độ thanh khoản nhằm đảm bảo đủ thanh khoản khi xảy ra tình huống khủng hoảng thanh khoản. ACB sẽ căn cứ vào các báo cáo sau đây để đo lường mức độ thanh khoản.

Tỷ lệ các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ có thể thanh toán ngay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc đánh giá tình hình rủi ro thanh khoản tại ACB dựa trên những phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị rủi thanh khoản tại ACB ở chương 2, chương 3 đã trình bày các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại ACB. Trong đó tập trung giải quyết rủi ro thanh khoản phát sinh do các yếu tố như nguyên tắc sử dụng vốn, sự thay đổi lãi suất, chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản, yếu tố tin đồn và chu kỳ. Các giải pháp trên được đưa ra với mục đích cuối cùng là đảm bảo an toàn thanh khoản cũng như an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Á Châu trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn và môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các ngân hàng Việt Nam và thế giới.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản trị ngân hàng phải thực hiện là thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Hoạt dộng quản trị thanh khoản của một NHTM tốt không chỉ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mà còn đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển bền vững. Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực của các yếu tố khách quan như sự bất ổn dịnh nền kinh tế vi mô (lạm phát leo thang) và các chính sách của Nhà nuớc (kiềm chế lạm phát) cũng như của các yếu tố chủ quan, ACB luôn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, đặc biệt nhiều lần rơi vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản. Ðiều này không chỉ gây ảnh huởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ACB mà còn tác động đến thị truờng tiền tệ và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Với các mục tiêu nghiên cứu như ban đầu đã đề ra, luận văn đã thực hiện được các nội dung chính sau:

- Tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản.

- Đánh giá tình hình rủi ro thanh khoản tại ACB dựa trên những phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản

- Đề ra được các giải pháp và kiến nghị để hạn chế rủi ro thanh khoản do các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản gây ra

Thông qua toàn bộ nội dung của luận văn, tác giả mong muốn góp một phần ý kiến vào công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ACB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung từ đó tiến tới sự phát triển bền vững cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về kiến thức và thời gian nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả mong nhận được sự góp ý của những người quan tâm để có thể đóng góp ý và cùng nhau hoàn thiện hơn trong những công trình nghiên cứu sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

 Ngân hàng Nhà nước, 2012. Thông tin về hoạt động ngân hàng.  Ngân hàng TMCP Á Châu, 2011, 2012. Báo cáo thường niên.

 Ngân hàng TMCP Á Châu, 2012. Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản.

 Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng. TP.HCM: NXB Thống kê.

 Nguyễn Duy Sinh, 2009. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

 Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội.

 Trương Quang Thông, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài Chính.

 Võ Thị Kim Oanh, 2012. Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đông Á. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế TP.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Võ Thị Thanh Tùng, 2009. Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế TP.HCM.

 Vũ Thị Hiền, 2012. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế TP.HCM.

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

 ADB, 2005. Financial Management and Analysis of Project, Manila, Philippines.

 Fiji, 1995. Liquidity risk management requirement for banks, Reserve Bank WEBSITE  http://cafef.vn  http://dantri.com.vn  http://tapchitaichinh.vn  http://thuvienphapluat  http://vi.sblaw.vn  http://vneconomy.vn  http://vnexpress.net  http://www.nhandan.com.vn  http://www.sbv.gov.vn

PHỤ LỤC 1

CÁCH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TỶ LỆ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó:

1. VỐN TỰ CÓ

Theo quy định tại Mục 1 Chương 2 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Vốn tự có = Tổng vốn cấp 1 + Tổng vốn cấp 2 - Các khoản phải giảm trừ Trong đó:

Mã số KHOẢN MỤC

VỐN CẤP 1

(1) Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) (2) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

(3) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ (4) Lợi nhuận không chia

(5) (6)

Các khoản mục phải giảm trừ

(7) Lợi thế thương mại

(8) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế

(9) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác (10) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con

(11)

(A1) Vốn cấp 1 trước các khoản giảm trừ bổ sung

(12) (13)

Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có)

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình hợp nhất báo cáo tài chính

Các khoản góp vốn, mua cổ phần của các công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% so với (A1)

Phần vượt mức 40% so với (A1) của tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ khoản (12)

2. TỔNG TÀI SẢN CÓ RỦI RO

Tổng tài sản Có rủi ro là Tổng giá trị tài sản Có xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản Có xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản Có và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản Có.

Tài sản Có tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi.

Mã số KHOẢN MỤC VỐN CẤP 2 (14) (15) (16) Quỹ dự phòng tài chính (17) (18)

(19) Lợi ích của cổ đông thiểu số

Các khoản mục phải giảm trừ (20)

(21) (22) (23)

(B1) Vốn cấp 2 trước giảm trừ bổ sung

(24) Phần giá trị chênh lệch dương của B1 so với A

(B) Vốn cấp 2

Các khoản mục phải giảm trừ

(25) (26)

(D) VỐN TỰ CÓ

50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật

Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 3.1 (d) Điều 5 Thông tư này

Công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả các điều kiện quy định tại Khoản 3.1 (đ) Điều 5 Thông tư này

Phần giá trị chênh lệch dương của tổng khoản mục (17) và (18) so với 50% A

Phần giá trị chênh lệch dương của quỹ dự phòng tài chính so với 1,25% của tổng (E) và (F)

Mỗi năm trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, khấu trừ thêm 20% giá trị ban đầu của các công cụ nợ khác tại khoản mục (17) Mỗi năm trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, khấu trừ thêm 20% giá trị ban đầu của các công cụ nợ khác tại khoản mục (18)

100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật

Trong đó:

Tài sản Có có hệ số rủi ro bằng 0% gồm:

a) Tiền mặt; b) Vàng;

c) Tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

d) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước hoặc được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh;

đ) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành;

e) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;

g) Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương, Ngân hàng Trung ương các nước thuộc OECD;

h) Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi Chính phủ Trung ương các nước thuộc OECD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản Có có hệ số rủi ro bằng 20% gồm:

a) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, bao gồm các khoản phải đòi bằng ngoại tệ;

b) Các khoản phải đòi đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước;

chính tổ chức tín dụng phát hành. Các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành;

d) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành;

đ) Kim loại quý (trừ vàng), đá quý;

e) Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản phải đòi được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chức này phát hành;

g) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này;

h) Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán;

i) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán.

Tài sản Có có hệ số rủi ro bằng 50% gồm:

a) Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính;

b) Các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này được bên vay cho thuê nhưng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê.

Tài sản Có có hệ số rủi ro bằng 100% gồm:

a) Các khoản góp vốn, mua cổ phần, trừ các khoản góp vốn, mua cổ phần vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e Khoản 2.2 Điều này;

b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán;

c) Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước không thuộc OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó.

d) Các khoản đầu tư máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác theo quy định của pháp luật.

đ) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này.

Tài sản Có có hệ số rủi ro bằng 150% gồm các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, trừ các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.6 Điều này.

Tài sản Có có hệ số rủi ro bằng 250% gồm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 90)