Kiểm soát và đề phòng rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 85)

Việc kiểm soát rủi ro thanh khoản có thể được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Sự tổng hợp tất cả những khía cạnh này sẽ tạo nên một cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản toàn diện hơn với những công cụ đi từ tổng thể hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ ngắn đến dài hạn cho đến chi tiết từng danh mục của Bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, cơ chế này cho phép kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong cả điều kiện bình thường và căng thẳng thanh khoản.

Mỗi khía cạnh tiếp cận nên được định lượng hóa thông qua những biện pháp và hạn mức cụ thể.

Dự phòng thanh khoản

Xây dựng các hạn mức dự phòng thanh khoản nhằm đảm bảo nguồn dự phòng luôn phù hợp và có tính khả dụng cao. Các hạn mức xây dựng phù hợp với khẩu vị rủi ro, tình hình thực tế của ACB và của cả thị trường. Quy định mức độ các tài sản có tính thanh khoản cao trong dự phòng thanh khoản được xác định là công

việc thiết yếu trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản.  Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn

Thiết lập các hạn mức từ cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn cho phép đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của bảng cân đối kế toán, giảm thiểu rủi ro gây ra do sự chênh lệch quá lớn về cơ cấu và tỷ trọng giữa các danh mục tài sản. Ví dụ, việc tăng sử dụng vốn trung dài hạn phải đi đôi với việc tăng trường nguồn vốn trung dài hạn hoặc nguồn vốn ngắn hạng mang tính ổn định cao.

Rủi ro tập trung

Xác định việc Ngân hàng phụ thuộc lớn vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Do đó, có những quy định về mức độ tập trung hay phụ thuộc đối với một nguồn vốn, đối tượng khách hàng hoặc sản phẩm bất kỳ.

Bên cạnh đó, nên xây dựng quy định về quản lý khách hàng lớn và đảm bảo có đội ngũ chuyên trách thực hiện việc duy trì và củng cố mối quan hệ với các khách hàng này.

Ban lãnh đạo ACB luôn ý thức được thành phần, đặc điểm và mức độ tập trung của các tài sản nhằm có chiến lược cụ thể để đa dạng hóa nguồn huy động và sử dụng vốn, tránh tình trạng phụ thuộc kéo dài. Chiến lược đó nên được cập nhật thường xuyên nhằm phù hợp với sự thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh.

Những công cụ mang tính chiến thuật

Mỗi ngân hàng đều có những đặc thù riêng trong kinh doanh. Những công cụ mang tính chiến thuật nên được xây dựng nhằm hạn chế những rủi ro thanh khoản gây ra bởi những chiến lược kinh doanh đặc thù này.

Một số công cụ có thể được sử dụng như sau:

Đo lường mức độ thanh khoản hàng ngày bao gồm các nhu cầu thanh khoản khác nhau cả ngắn hạn và dài hạn có thể xảy ra ở mức độ vừa phải hay mức độ nguy cấp. Ngân hàng cũng nên đánh giá và giám sát tính ổn định của tài sản có của ngân hàng.

Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn.

Thiết lập và duy trì các hạn mức thanh khoản tối thiểu.

Phát triển một kế hoạch quản lý thanh khoản trong trường hợp gặp rủi ro thanh khoản. Kế hoạch này sẽ xác định rõ ngân hàng hành động như thế nào trong một số trường hợp gặp áp lực về thanh khoản. Kế hoạch này sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên chủ chốt của ngân hàng trong trường hợp xảy ra.

Quản lý các tài sản mang tính thanh khoản cao

Khi tình hình thanh khoản gặp khó khăn, Ngân hàng có thể sử dụng một số tài sản làm tài sản đảm bảo để vay vốn từ các thị trường. Do đó, việc quản lý tốt các tài sản mang tính thanh khoản cao giúp ACB đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn trong việc sử dụng tài sản nào trong từng trường hợp tùy vào mức độ ưu tiên của tài sản, mức độ thiếu hụt thanh khoản và chi phí thực hiện.

Các khía cạnh khác

Cần xem xét các khía cạnh khác như khả năng tham gia vào các thị trường vốn khi cần, giá trị thị trường của các tài sản mang tính thanh khoản cao, việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)