Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 32)

Từ những rủi ro thanh khoản thực tế đã xảy ra tại một số ngân hàng trên Thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau trong công tác quản trị thanh khoản trong hoạt động ngân hàng:

Bài học về xây dựng hệ thống giám sát tài chính hiệu quả và xây dựng chính sách phù hợp

Một trong những nguyên nhân đổ vỡ của các ngân hàng là do các cơ quan giám sát hoạt động và hệ thống đánh giá tài chính có một số mặt hạn chế. Các rủi ro không được đánh giá đầy đủ và không phản ánh vào các báo cáo tài chính, như cho vay bất động sản và các công cụ phái sinh trên nền các tài sản rủi ro. Chỉ đến khi giá tài sản biến động thì rủi ro mới bộc lộ.

Bài học về xây dựng niềm tin đối với khách hàng

Khủng hoảng niềm tin là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần chú trọng công tác xây dựng thương hiệu ngân hàng và niềm tin đối với khách hàng. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các bộ phận có liên quan một cách kịp thời để ứng phó với hiệu ứng rút tiền dây chuyền, ổn định lòng tin của người dân. Đồng thời, không chủ quan với những tác động của rủi ro thị trường, những thông tin mang tính chất nhạy cảm từ báo chí.

Bài học về xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi:

Theo thông lệ quốc tế, một hệ thống bảo hiểm tiền gửi sẽ phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động nếu được thiết kế theo mô hình giảm thiểu rủi ro (risk minimizer). Theo mô hình này, Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền thực hiện giám sát rủi ro đối với tổ chức tín dụng từ lúc bắt đầu hoạt động và tham gia xử lý nếu xảy ra đổ vỡ. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho xã hội và nền kinh tế thông qua việc giảm chi phí cho người dân, người gửi tiền, ngân hàng. Đồng thời Chính phủ cũng không phải can thiệp trực tiếp vào việc xử lý khủng hoảng vì có cơ quan chuyên nghiệp là Tổ chức bảo hiểm tiền gửi làm việc này.

Bài học về sự quản trị khủng hoảng thanh khoản

Để ngăn chặn và xử lý khủng hoảng thanh khoản, các ngân hàng cần có biện pháp phản ứng nhanh ứng phó với từng mức độ khi xảy ra rủi ro thanh khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1 tác giả đã giới thiệu được rủi ro thanh khoản và các biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản. Đồng thời, tác giả đã đã giới thiệu được các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng như: yếu tố sử dụng vốn, lãi suất, quản trị thanh khoản, tin đồn và yếu tố chu kỳ. Mỗi yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản theo những cách khác nhau nhưng đều có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản của ngân hàng nên việc nghiên cứu các yếu tố này là cần thiết. Từ lý thuyết tác giả liên hệ đến các bài học thực tiễn của Việt Nam và thế giới, đồng thời đưa ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 32)