Thiếu hụt thanh khoản tạm thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 87)

Trong điều kiện hoạt động bình thường, thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn, tạm thời vài ngày có thể xảy ra do: các khoản tiền thu về chậm ngoài dự kiến, các khoản chi ngoài dự kiến như giải ngân các khoản vay lớn, thanh toán cho các khoản đầu tư, khách hàng rút vốn nhiều khoản tiền gửi...

Khi thiếu hụt thanh khoản tạm thời xảy ra, để duy trì mức dự trữ thanh khoản theo quy định của NHNN và nội bộ Ngân hàng, ACB cần huy động thêm từ các

nguồn tiền của quỹ dự phòng thanh khoản sau:

 Vay tín chấp trên thị trường liên ngân hàng tối đa 50% tổng hạn mức vay tín chấp liên ngân hàng.

 Sử dụng tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước tối đa 50% mức duy trì bình quân trong kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì số dư bình quân trong kỳ theo quy định của NHNN.

 Vay có bảo đảm từ các tổ chức tín dụng, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tối đa 90% giá trị tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu Chính phủ.  Khi sử dụng các công cụ tài chính trên để ứng phó với tình trạng thiếu hụt

thanh khoản tạm thời, ACB luôn tuân thủ các hạn mức sau:

Duy trì số lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu Chính phủ chưa bị cầm cố tối thiểu 1%/vốn huy động tiền gửi.

ACB sẽ nắm giữ một lượng giấy tờ có giá chưa được sử dụng của các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế phát hành (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...) tối thiểu 5%/tổng nguồn vốn huy động tiền gửi. Trong đó, giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành tối thiểu là 3%/tổng nguồn vốn huy động.

 ACB sẽ duy trì các hạn mức vay tín chấp liên ngân hàng với hạn mức còn có thể sử dụng tối thiểu 2,5%/vốn huy động tiền gửi.

 Khối Ngân quỹ sẽ báo cáo hàng tháng cho Hội đồng ALCO thời hạn hiệu lực, số tiền và việc sử dụng các hạn mức vay tín chấp liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 87)