Hệ thống đo lường đánh giá đúng và hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 49)

Hệ thống đánh giá và thước đo đúng đại diện cho nhân tố thứ tư hỗ trợ cho sự thành công của chuỗi cung ứng. Đây là một quy trình rất quan trọng trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Trước hết, đánh giá mục tiêu sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định dựa vào thực tế nhiều hơn, điều này là tiêu chí quan trọng trong quản lý chất lượng đồng bộ. Thứ hai, việc đánh giá là một cách lý tưởng để truyền đạt các yêu cầu đến các thành viên khác trong chuỗi cung ứng, thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến liên tục. Thứ ba, việc đánh giá chuyển tải tới nhân viên những gì quan trọng bằng việc kết nối các yếu tố thiết yếu để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Cuối cùng, một quy trình đánh giá sẽ giúp công ty xác định những sáng kiến mới có đáp ứng kết quả mong muốn không. Việc đánh giá có lẽ là công cụ duy nhất và tốt nhất để kiểm soát các yếu tố trong các hoạt động và quy trình của chuỗi cung ứng.

Bốn yếu tố này khi kết hợp lại sẽ hỗ trợ cho dự phát triển chiến lược của chuỗi cung ứng. Nếu các doanh nghiệp không xây dựng và thường xuyên củng cố các yếu tố này thì sẽ không thế bắt kịp được xu thế mới trong quản trị chuỗi cung ứng trong bối

cảnh hội nhập hiện nay. Nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị trong chuỗi cung ứng này phải biết phối hợp cùng nhau, đưa lợi ích chung trên đầu để ứng dụng bốn yếu tố này vào thực tiễn và đưa chuỗi cung ứng phát triển một cách toàn diện nhất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Từ những nghiên cứu tìm hiểu ở chương I về cơ sở lý luận của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp có thể rút ra một số nội dung chính sau:

1/ Hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, cụ thể là giới thiệu tổng quan về chuỗi cung ứng thông qua một số khái niệm, cấc cấp, thành phần. Nêu lên vai trò, chức năng và nhiệm vụ của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

2/ Nêu lên các thành phần chính của quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh gồm 4 thành phần là hoạch định, thu mua, sản xuất và phân phối. Mỗi thành phần đều đảm nhiệm mỗi chức năng riêng của nó ví dụ như hoạch định thì cần phải làm công việc dự báo lượng cầu và quản trị hàng dự trữ; thu mua làm chức năng tuyển chọn nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng và mua hàng; tiếp theo là sản xuất cần thiết kế sản phẩm, lựa chọn vị trí sản xuất và lập trình sản xuất; cuối cùng phân phối có nhiệm vụ quản trị đơn hàng, lập lịch giao hàng, sử dụng nguồn hàng phân phối và vận chuyển hàng hóa đến các đại lý hoặc đến người tiêu dùng. Mỗi thành phần đều có sự tiếp nối công việc và kết hợp chặt chẽ để tạo nên một chuỗi cung ứng hoàn hảo.

3/ Để tạo nên một chuỗi cung ứng hoàn hảo, tiết kiệm chi phí và thời gian và kết nối những thành phần trong chuỗi thì một công cụ không thể thiếu đó là công nghệ thông tin. Để làm hết được chức năng và vận dụng hết được lợi ích của công nghệ thông tin thì những người đảm nhận chức năng trên máy tính cần làm được các công việc như thu thập dữ liệu và truyền đạt dữ liệu, lưu trữ và truy xuất dữ liệu, và cuối cùng là báo cáo các dữ liệu có được cho những người cần thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. 4/ Sau khi đã nêu lên được những nội dung chính trên thì phần này sẽ cho ta biết quản trị chuỗi cung ứng là một quá trình đổi hỏi phải kết hợp nhiều nhân tố với nhau để vận hành hiệu quả. Trong đó có 4 nhân tố chủ đạo hỗ trợ cho sự phát triển liên tục và thành công của các chiến lược trong chuỗi cung ứng là nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin và hệ thống đo lường đánh giá. Và để làm rõ hơn những nội dung này, đề tài sẽ phân tích thực trạng mô hình hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 1.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐÚC VÀ

THƯƠNG MẠI DUY PHƯƠNG 2.1. Giới thiệu về công ty

2.1.1. Thông tin cơ bản

Cùng với sự phát triển của đất nước, những năm qua ngành chế biến gỗ đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2013 ngành chế biến gỗ đã được coi là một ngành chủ lực của Việt Nam. Nhu cầu dùng đỗ gỗ ngày càng cao hơn, chính vì thế các doanh nghiệp sản xuất máy chế biến gỗ cũng dần tăng theo để đáp ứng kịp nhu cầu của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Và Công ty TNHH Cơ Khí Đúc & TM Duy Phương

cũng là một trong những công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các loại thiết bị và dụng cụ trong ngành sản xuất gỗ tại Việt Nam. Được bắt đầu từ một cơ sở sản xuất nhỏ trở thành một công ty vững mạnh được Bộ công nghiệp và Nhà nước chấp nhận và cấp giấy phép sản xuất mang những thông tin chính sau:

Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn cơ khí đúc và TM Duy Phương (viết tắt là Duy Phương)

Địa điểm: Đường 352 – Trịnh Xá – Thiên Hương – Thủy Nguyên – Hải phòng MST: 0200824043

Đại diện pháp luật: Tạ Văn Duy

Giấy phép số: 0202006790

Ngày cấp giấy phép: 19/11/2009

Hoạt động: 09/07/2008 (đã hoạt động 7 năm)

Điện thoại: 0313.573.119 Fax: 0313.645.889 Hotline: 0904.412.680

Email: info@cokhiducduyphuong.vn

Website: duyphuongcompany.vn - duyphuongcompany.com

Tài khoản Công ty: 017740060017868 tại Ngân hàng Quốc tế Chi nhánh Thủy Nguyên - Hải Phòng.

Loại hình kinh doanh: Nhà máy

cắt, máy bào…phục vụ cho khách hàng trong và ngoài nước.

2.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu

Dựa trên lợi thế khu vực là khu công nghiệp cơ khí, sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào để thực hiện chiến lược sản xuất theo đơn hàng, nâng cao mức phục vụ khách hàng, tăng doanh thu bằng cách đáp ứng nhanh đơn hàng và thường xuyên cập nhật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nhiệm vụ

Công ty TNHH và TM Duy Phương có nhiệm vụ tổ chức đúng ngành nghề đăng ký, theo quy chế hoạt động của công ty trả nợ đúng hạn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành. Hợp tác với các đơn vị trong ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển đơn vị theo chức năng, quyền hạn được phép. Phối hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc Công ty đang làm tại địa bản hoặc các tỉnh lân cận. Đặc biệt trong những năm gần đây, nền kinh tế đang trên đà đi xuống, thất nghiệp, lạm phát, các vấn đề nghiêm trọng khác phát sinh, công ty cần có những đối sách thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cắt giảm chi phí mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo công ty phát triển bền vững, đem lại lợi ích cho đất nước.

2.1.3. Danh mục sản phẩm kinh doanh

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm cơ khí phục vụ cho việc chế biến gỗ như: máy phay gỗ liên hoàn, máy phay gỗ một trục đứng, máy bào cuốn đa năng, máy đục mộng vuông... cho các công ty, doanh nghiệp chế biến gỗ hàng đầu trong nước.

Bảng 2.1 Một số danh mục sản phẩm chính của công ty Sản phẩm Loại sản phẩm Thông số kỹ thuật

Máy cắt Máy cắt đầu mộng liên hoàn kiểu tvd- 011  Bề dầy: 125 mm  Bề rộng: 390 mm  Tốc độ trục chính: 4300/ v/ p

 Công suất motor: 9.2 kw/ 380v – 50hz

 Kích thước tổng thể: 1820 x 2110 x 115 mm  Trọng lượng tịnh: 645 kg Máy phay Máy phay một trục đứng kiểu tvd – 010  Tốc độ trục chính: 4200/ v/ p  Hành trình lên xuống: 125 mm

 Đường kính dao phay: 130 mm

 Kẹp gỗ bằng tay:

 Kích thước bàn phay: 630 x 830 mm

 Công suất mortor: 30 kw/ 380v – 50hz

 Bàn trượt làm việc: 500 mm

 Kích thước tổng thể: 1310 x 835 x 735

 Trọng lượng tịnh: 210 kg

Máy bào

Máy bào cuốn đa năng kiểu

tvd – 012

 Tốc độ trục chính:5200/ 7900 v/p

 Hành trình lên xuống: 125 mm

 Đường kính dao phay: 130 mm

 Kẹp gỗ bằng hơi:

 Kích thước bàn phay: 630 x 830 mm

 Công suất mortor: 4.0 kw/ 380v – 50hz

 Bàn trượt làm việc: 500 mm  Kích thước tổng thể: 1310 x 835 x 735  Trọng lượng tịnh: 420 kg Máy đục Máy đục mộng vuông kiểu tvd – 09t

 Bề dầy gia công: 250 mm

 Bề rộng gia công: 25 mm

 Chiều sâu ( vít bằng hơi ): 120 mm

 Công suất mortor: 1.1 kw/ 220v/380v – 50hz

 Kích thước tổng thê: 1300 x 980 x 535 mm

 Trọng lượng tịnh: 320 kg

2.1.4. Đặc điểm chủ yếu của công ty

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng tài chính)

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban

Đứng đầu công ty: Là Giám đốc Tạ Văn Duy chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đứng ra kí kết hợp đồng, cân nhắc thiệt hơn trong sản xuất kinh doanh.

Hai phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trợ giúp Giám đốc, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giám đốc ủy quyền, phân công phụ trách và là người thay thế khi giam đốc vắng mặt.

Phó giám đốc kế hoạch: Là người trực tiếp điều khiển kế hoạch kinh doanh của công ty, thường xuyên giám sát đôn đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất mới sao cho tiên tiến, theo kịp sự phát triển của thị trường.

Phó giám đốc kinh doanh: Là người cùng giám đốc điều hành công tác kinh doanh của công ty, tiếp tục thực thực hiện khâu sau của phó giám đốc kế hoạch. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả của các hoạt động.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH PHÒNG TÀI CHÍNH PHÂN XƯỞNG TỔNG HỢP PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KT - CN

Chịu quyền quản lý bên dưới là các phòng ban. Gồm có 3 phòng ban chính:

Phòng tài chính: Tổ chức hạch toán các hoạt động sản xuất của công ty, tính toán và phân tích hiệu quả của hoạt đông kinh doanh, quản lý nguồn tài sản, nguồn vốn, tính lương cho công nhân viên. Theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hành thức thanh toán khác. Ghi chép để phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay. Giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hóa trong sản xuất kinh doanh của Công ty và đôn đốc việc thanh quyết toán với khách hàng. Lưu trữ, bảo quản, giữ gìn bí mật các chứng từ, số liệu tài chính kế toán theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý của công ty.

Phòng vật tư: Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tư nguyên vật liệu cho các phòng ban liên quan. Mua sắm, cung cấp vật tư nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước cán bộ cấp trên và Giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị. Nhiệm vụ của phòng vật tư là khai thác, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo lệnh của Giám đốc Công ty. Quản lý, xây dựng kế hoạch mua sắm, bảo quản và cấp phát vật tư, nguyên vật liệu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Thống kê, ghi chép (thẻ kho, phiếu nhập xuất kho, biên bản giao máy móc thiết bị,…) theo quy định của Công ty và Nhà nước. Xây dựng định mức nguyên vật liệu để không ngừng tiết kiệm trong việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm thống kê và cung cấp số lượng vật tư đã xuất ra khi phương tiện hoàn thành đối chiếu với dự toán ban đầu để làm cơ sở quyết toán từng phương tiện.

Phòng kỹ thuật công nghệ: Kết hợp với phòng vật tư theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra. Thiết kế, triển khai giám sát về kĩ thuật các sản phẩm làm cơ để hạch toán, kí kết hợp động kinh tế. Căn cứ hợp đồng kinh tế lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục, hạng mục cung cấp cho phòng kinh doanh để xây dựng giá thành sản phẩm. Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng kinh tế. Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm để xuất xưởng làm cơ sở quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế. Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo bí mật công nghệ sản phẩm truyền thống. Xây dựng kế hoạch bảo

dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị của các đơn vị theo định kỳ. Trực tiếp báo cáo với Giám đốc Công ty về chất lượng, số lượng, các chỉ số hao hụt cũng như kế hoạch tiết kiệm vật tư nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh.

Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng tháng, theo dõi tình hình nhiệm vụ, kế hoạch. Theo dõi quá trình sản xuất, tiêu hao vật, định mức lao động, quản lý công tác nội bộ. Tổ chức quản lý kĩ thuật, giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm kĩ thuật, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc. Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu,… thuộc công việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ.

Tiếp theo là những phân xưởng, đơn vị trực thuộc, kho tàng bảo quản: Là những đơn vị cuối cùng trong công ty, nơi đây diễn ra hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm. Thực hiện trực tiếp kế hoạch của phòng kế hoạch, sự chỉ đạo của giám đốc kinh doanh. Tổ chức sản xuất đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và trang thiết bị. Phối hợp với cá đơn vị trong toàn công ty để xử lý và khắc phục hậu quả khi có tai nạn hoặc hỏa hoạn xảy ra, đồng thời trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra tai nạn cùng với các cơ quan chức năng.

2.1.4.2. Các yếu tố nguồn lực của công ty Lao động Lao động

Lao động là một nguồn lực vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc sử dụng lao động như thế nào cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hơn 100 người, trong đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)