Xu hướng phát triển của quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 89)

Năm 2014 là một năm đầy thách thức với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng cũng như công tác hậu cần. Thông qua làm việc với nhiều doanh nghiệp trong các ngành sản xuất trong năm vừa qua, công ty tư vấn CEL Consulting nhận định rằng còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quản lý hàng tồn kho hiệu quả, dẫn đến tăng chí phí, kẹt vốn và mất doanh số. Không những vậy, sau khi thống kê kết quả của công tác huấn luyện “Basic of Supply Chain Management” do công ty CEL Consulting thực hiện với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với hơn 80% nhân sự chuỗi cung ứng tham gia huấn luyện chỉ đạt 30% điểm số tiêu chuẩn về kiến thức Supply Chain. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân sự.

Chính vì vậy xu hướng trọng tâm chiến lược chuỗi cung ứng năm 2015 chính là giải quyết vấn đề về hàng tồn kho bằng cách các doanh nghiệp cần chú trọng công tác lập kế hoạch và dự báo. Theo thống kê của CEL Consulting, đa phần các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho đều bắt nguồn từ công tác dự báo nhu cầu thiếu chính xác dẫn đến lập kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất sai lệch với thực tế nhu cầu. Kết quả dẫn đến sự phối hợp không thông suốt giữa các phòng ban trong quản lý cung cầu.

Đi đôi với công tác lập kế hoạch và dự báo là công tác chuẩn hóa chiến lược, chiến thuật quản lý và vận hành. Các doanh nghiệp cần tập trung xem xét lại chiến lược và chuẩn hóa các chính sách, quy trình, hệ thống quản lý cũng như quy tắc phối hợp giữa các phòng ban nhằm đạt được sự thông suốt trong phối hợp và ứng phó kịp thời với những biến động trong thị trường hoặc những thay đổi từ phía khách hàng.

Theo khảo sát những doanh nghiệp vận tải và phân tích chuyển động giá nguyên vật liệu của nhiều ngành nghề, trong năm 2015, chi phí vận tải hậu cần và chi phí mua hàng có thể tăng và biến động cao. Do đó, để giảm chi phí mua hàng và chi phí hậu cần

trong trung và dài hạn, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhà cung ứng trong quản lý chất lượng, đầu tư và xây dựng chuỗi cung ứng tinh gọn thông qua các hợp đồng dài hạn, hỗ trợ phát triển nhân sự và quản lý.

Về góc nhìn nhân sự, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều có thể nhận được nhiều lợi ích thông qua đầu tư đào tạo, nâng cao tay nghề chuyên môn của nhân sự các bộ phận mua hàng, hậu cần, xuất nhập khẩu, sản xuất và chuỗi cung ứng.

Xu hướng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng năm 2015 cũng có sự thay đổi. Thực trạng hiện nay là nhiều doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp lớn vẫn đang sử dụng những công cụ quản lý thiếu tính chuyên dụng như Excel hoăc báo cáo giấy. Những công cụ này không có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn cũng như hỗ trợ tương tác và phân tích sâu. Qua khảo sát với hơn 200 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề tại Việt Nam, nhận thấy rằng Ban Giám đốc thường phải dành ra trung bình 1 ngày/tuần (tương ứng với 20% thời gian làm việc) cho việc thu thập và tổng hợp thông tin cho các báo cáo.

Đứng trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thay thế Excel bằng các phần mềm lập kế hoạch/dự báo. Ví dụ như ERP (Enterprise Resource Planing) là phần mềm quản lý tổng thể của công ty trong đó phần hoạch định nguồn nhân lực là phần cơ bản và Business Intelligence làm công cụ lưu trữ và phân tích tài chính. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu làm quen với việc sử dụng các phần mềm mô phỏng chuỗi cung ứng, cho phép thiết lập và chạy những trường hợp giả định để kiểm định và chọn lọc chiến lược, chiến thuật phù hợp cho ngắn – trung – dài hạn.

Đối với công tác quản lý kho bãi, hàng tồn kho, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng công nghệ mã vạch Barcode, phần mềm quản lý kho/vận tải và những phần mềm quản lý chuyên dụng tích hợp vào module ERP cơ bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)