Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 26)

xuất kinh doanh và nền kinh tế

Chuỗi cung ứng đóng vai trò, chức năng và nhiệm vụ vô cùng to lớn đối với doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế.

Vai trò của chuỗi cung ứng Đối với doanh nghiệp:

Mùa đông năm 1812, cuộc chinh phạt nước Nga của Napoleon đã thất bại thảm hại vì lý do “logistic”. Hết lương thực, không chỗ trú chân, thiếu ánh lửa hồng trong mùa đông khắc nghiệt của nước Nga, quân đội Napoleon không còn cách nào khác là rút chạy.

Câu chuyện lịch sử này cho ta thấy vai trò tối quan trọng của chuỗi cung ứng (Supply Chain hay “logistics” theo cách hiểu thông thường) đối với vị tướng lừng danh trên dù cụm từ chuỗi cung ứng chưa hề tồn tại vào thời của ông. Và ngày nay, chuỗi cung ứng càng thể hiện vai trò quan trọng đối với thành công của các doanh nghiệp.

Giám Đốc Điều Hành của Supply Chain Council, chia sẻ: “Bạn có biết hành trình mà một đôi giày Nike đã trải qua để đến với người tiêu dùng? Hành trình đó là sự phối hợp của biết bao khâu, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải, keo, chỉ…), các nhà máy gia công may giày trên khắp thế giới, các đơn vị vận chuyển, các cầu cảng nơi giày Nike được nhập cảnh, đoàn xe vận chuyển, máy bay, tiếp đến là các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới đến tay bạn, người tiêu dùng. Đó là một chu trình khép kín, hoàn toàn được can thiệp bởi chuỗi cung ứng”. Ví dụ đơn giản này cho ta thấy vai trò cực kì quan trọng của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp. Nó gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần,…đến việc phù hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.

Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các doanh nghiệp. Nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn tầm cỡ thế

giới như Dell và Wal – Mart đạt được từ 4% - 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế cạnh tranh không nhỏ tý nào.

Rõ ràng yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn các đối thủ. Nói cách khác quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng thông thường của các công ty mà đã trở thành một bộ phận chiến lược của công ty.

Đối với nền kinh tế:

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo không chỉ cho chính doanh nghiệp mình mà còn mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho nền kinh tế đất nước nói riêng và toàn cầu nói chung.

Những gì chúng ta tiêu dùng hàng ngày đều có một chuỗi cung ứng nhất định riêng. Và mỗi chuỗi cung ứng khác nhau đều có mối tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ như chuỗi cung ứng xăng dầu có biến động không tốt sẽ dẫn đến nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến ngành giao thông vận tải, thậm chí ảnh hưởng đến từng các nhân khi không có xăng phục vụ cho phương tiện đi lại, bất an cho nền kinh tế. Có thể hình dung như một ống nước nếu bị tắc một chỗ nào đó thì ngay lập tức ống nước đó sẽ không chảy thông suốt được. Biến động này cứ thế gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế khác. Vì thế vai trò của chuỗi cung ứng với nền kinh tế cũng không kém phần quan trọng, nó giúp các nhà quản lý kinh tế vĩ mô điều tiết các hoạt động kinh tế một cách hiểu quả, giảm chi phí và hợp lý nhất.

Chức năng của chuỗi cung ứng Đối với doanh nghiệp:

Nằm trong tốp hàng đầu những mối lo đáng được quan tâm nhất của mỗi doanh nghiệp sản xuất đó là hàng tồn kho. Làm sao để hàng tồn kho không bị ứ đọng, khách hàng không rời bỏ công ty, đối tác luôn kề vai sát cánh với công ty? Đó chỉ có thể là niềm tin. Và chức năng của chuỗi cung ứng chính là luôn củng cố niềm tin để tăng cường sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, khách hàng, từ đó cải thiện tồn kho hữu hình và tốc độ di chuyển hàng tồn kho, đẩy mạnh sự phát triển của công ty.

Đối với nền kinh tế:

Chuỗi cung ứng được ví như là một mạng lưới bao gồm các hoạt động thu mua, sản xuất, phân phối, bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. Một mạng lưới chuỗi cung ứng trong nền kinh tế mô tả môi trường của tất cả các hoạt động có liên quan về mặt thị

trường và bộ máy vận hành của các doanh nghiệp kinh doanh, mà thuộc về các chuỗi cung ứng và các chuỗi cung ứng này cạnh tranh ở vài thị trường có liên quan. Chức năng của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế là để liên kết các chủ thể kinh tế có liên quan với nhau ở một khâu nào đó để tối ưu hóa hoạt động của các chủ thể kinh tế đó, qua đó tạo được sự cạnh tranh trong nền kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Nhiệm vụ

Đối với doanh nghiệp:

Nhiệm vụ của chuỗi cung ứng là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất, đồng thời làm giảm chi phí cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các chuyên gia kinh tế đã nhịn nhận rằng hệ thống chuỗi cung ứng đang từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển.

Đối với nền kinh tế:

Nhiệm vụ của chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay là điều tiết các hoạt động giữa các chủ thể kinh tế để tăng hiệu quả hoạt động giữa các chủ thể kinh tế để tăng hiệu quả hoạt động, duy trì dòng chảy vật chất, tài chính ổn định, đảm bảo cho công tác logistics trong toàn nền kinh tế quốc dân được vận hành một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng muốn bắt kịp với xu thế hội nhập cần phải gia nhập thích nghi với chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 26)