Thách thức từ thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 88)

Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu đồ gỗ gia dụng lớn thứ 2 châu Á, tuy nhiên, ngành công nghiệp này hiện đang phải đối diện với nhiều thách thức khi đón nhận Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) với cơ chế mở cửa thị trường. Hiệp định này sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn cho nhiều ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam, nhưng sẽ đặt ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vào thách thức lớn, ví dụ như thách thức về nguyên vật liệu, trình độ lao động, công nghệ kỹ thuật,… Điều này làm giảm lợi nhuận cho các xí nghiệp chế biến gỗ kéo theo các công ty cơ khí sản xuất máy chế biến gỗ như công ty TNHH cơ khí đúc và TM Duy Phương cũng bị ảnh hưởng rất mạnh. Bên cạnh đó theo đánh giá của các chuyên gia, ngành cơ khí Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là vốn đầu tư, bởi đây là điều kiện tiên quyết để có thể có được nguồn vốn đầu tư trang thiết bị tiên tiến nếu muốn làm ra những sản phẩm có chất lượng cao. Để ngành cơ khí nói chung và ngành cơ khí sản xuất máy chế biến gỗ nói riêng tạo được sức bật mới trong phát triển bền vững, bên cạnh việc đẩy mạnh liên kết, liên doanh, các doanh nghiệp cơ khí phải tìm cách tiếp cận thị trường thế giới bằng việc trở thành nơi cung ứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vì vậy Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

và vùng nguyên liệu để làm tiền đề cho các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư phát triển, tạo tiền đề cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn cho việc đầu tư thiết bị, nâng cao công nghệ máy móc sản xuất góp phần thúc đẩy ngành sản xuất máy cơ khí và công nghệ chế biến gỗ đi lên và khẳng định thế mạnh là một trong những ngành đóng góp lớn cho GDP cả nước khi thời gian đón nhận Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã cận kề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng công ty TNHH cơ khí đúc và TM duy phương (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)