+ Cho vay theo nhóm (group lending):
Theo phương pháp này các cá nhân tự tìm đến nhau theo nhóm. Vì vậy, họ sẽ tự giám sát nhau. Ban đầu một số thành viên được vay trước, sau đó số các thành viên được vay tăng dần tuy nhiên nếu một người không
trả, cả nhóm phải trả hộ. Đáo hạn vốn vay có thể được luân chuyển lại trong nhóm bằng cách gia hạn hợp đồng tín dụng. Chính nhờ vòng xoay vốn này vốn vay cho hộ nghèo sẽ không phải gánh chi phí giao dịch và quản lý giảm cao, giảm thời gian cũng như thủ tục vay vốn.
+ Vay tăng dần (progressive lending, step lending).
Với phương pháp này, ban đầu hộ nghèo được cấp một quy mô vốn nhỏ sau đó tăng dần lên. Song song với quy mô vốn, thời gian đáo hạn lúc đầu ngắn, sau dài ra. Như vậy, tổ chức cấp tín dụng sẽ phân loại được những nhóm thanh toán đúng hạn, nhóm này sẽ được tăng hạn mức vay và thời hạn vay.
+ Thanh toán theo kỳ (regular repayment)
Tổ chức cấp tín dụng vi mô có thể yêu cầu người vay trả nợ theo kỳ định trước để biết người vay trả nợ đúng hạn hay không. Nếu người đi vay sai hạn tức là có vấn đề trong việc sử dụng vốn nên tổ chức này tiến hành thu hồi vốn ngay. Tuy nhiên việc xác định kỳ thanh toán cũng cần xem xét kỹ do các hộ nghèo thường chăn nuôi, làm đồ thủ công, gia công nên tính chất mùa vụ rất cao.
+ Cho vay không tài sản thế chấp:
Tổ chức cấp tín dụng vi mô không nên yêu cầu có tài sản bảo đảm tuy nhiên người vay có một số điều kiện nào đó làm cơ sở để vốn không bị sử dụng vào mục đích tiêu dùng ví dụ có ruộng hay có nghề truyền thống (Báo cáo tổng kết 5 năm, 2003; Nguyễn Thị Hải Yến, 2008).