huyện Ea H’leo
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cấp tín dụng cho hộ nghèo sẽ tạo ra công ăn việc làm cho họ và làm cho số nguồn thu nhập của hộ gia đình tăng thêm. Khi có vốn, thay vì đi làm thuê, hộ nghèo có thể tự sản xuất hàng hóa và đem bán ra chợ. Để nghiên cứu vấn đề tín dụng đến sự đa dạng hóa nguồn thu nhập và thu nhập của người dân tôi sử dụng chỉ số đa dạng hóa thu nhập (Simpson Diversity Index) viết tắt là SDI. SDI chính là chỉ số về đa dạng sinh học được sử dụng trong kinh tế. Chỉ số SDI được tính như sau:
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của vốn tín dụng đến sự đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ nghèo và thu nhập của hộ nghèo
Vốn vay lũy kế (triệu đồng) Chỉ số SDI Số hộ (hộ) Chỉ số SDI bình quân Thu nhập BQ/hộ (triệu đồng)* Vốn vay từ 7 triệu trở xuống 28 0.29 25.75 Từ 0.00 đến 0.25 13 0.1 24.67 Từ 0.25 đến 0.50 13 0.43 25.90 > 0.5 2 0.56 32 Trên 7 triệu đến 14 triệu 108 0.33 35.20 Từ 0.00 đến 0.25 46 0.09 34.67 Từ 0.25 đến 0.50 33 0.32 35.22 > 0.5 29 0.33 35.68 > 14 triệu 81 0.35 44.30 Từ 0.00 đến 0.25 27 0.33 45.20 Từ 0.25 đến 0.50 31 0.34 44.32 > 0.5 23 0.35 44.30 Bình quân chung 217 0.33 37.38
Nguồn: Từ phiếu điều tra
* Xác định SDI: Từ số liệu điều tra, giá trị gia tăng từ các hoạt động của hộ
được tính toán. Cụ thể, phần trăm trên tổng thu nhập từ cà phê (P1); phần trăm thu nhập từ lúa (P2); phần trăm gia súc, gia cầm (tính chung) (P3); phần trăm thu nhập từ buôn bán nhỏ (P4); và phần trăm thu nhập từ lao động làm thuê (P5). Các nguồn này cũng được dùng để tính SDI.
SDI = 1 – (P21 + P22 + P23 + P24 +P25)
nhập từ trồng trọt và chăn nuôi chúng tôi sử dụng giá trị gia tăng VA) của một hộ gia đình hay chính là phần trăm thu nhập trong tổng thu của một hộ gia đình. Giá trị SDI luôn trong khoảng 0 và 1, khi số nguồn thu tăng lên, chỉ số SDI sẽ tăng lên và tiến đến 1. Nếu chỉ có một nguồn thu, chỉ số SDI sẽ có giá trị là 0.
Khi gia tăng vốn vay, sự đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ nghèo không thể hiện rõ thậm chí với mức vay trên 14 triệu đồng/hộ còn làm giảm chỉ số SDI. Điều này có thể giải thích thông qua đặc điểm sản xuất của các hộ nơi đây chủ yếu là độc canh cây cà phê và cao su nên vốn vay không tạo ra sự đa dạng trong sinh kế mà chủ yếu nhằm thâm canh các cây trồng này. Xét về tính đa dạng nguồn thu và thu nhập bình quân hộ, chúng ta thấy mức tín dụng trong khoảng 7-14 triệu làm tăng cả hai chỉ tiêu trên. Tuy nhiên mức tín dụng cao hơn lại làm giảm tính đa dạng nguồn thu. Sự đa dạng nguồn thu đảm bảo tính bền vững trong công tác giảm nghèo vì người nghèo có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tạo ra thu nhập vì vậy họ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn khi bị mất mùa hay giá cả thấp.
Đối với mẫu điều tra, lượng vốn vay từ 7-14 triệu đồng/ năm là lượng vốn vay tối ưu nhằm nâng cao thu nhập của người dân và nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Nói một cách khác, vốn tín dụng đã tạo ra các hoạt động khác nhau để hộ nâng cao thu nhập của mình.
Như vậy, tăng quy mô vốn vay sẽ làm đa dạng hóa thu nhập của hộ và kết quả là thu nhập bình quân của hộ tăng lên.