Vấn đề lao động và ứng dụng khoa họckỹ thuật

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 77)

Mô hình phân tích định lượng cho thấy lao động tăng sẽ dẫn đến thu nhập của hộ tăng. Tuy nhiên, điều này phản ánh trình độ sản xuất của các hộ chưa cao, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Như vậy, việc nâng cao năng suất lao động thông qua đào tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ là giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo.

Xuất phát điểm phải từ giáo dục và đào tạo. Đào tạo sẽ là giải pháp trong ngắn hạn. Như vậy người lao động cần các khóa tập huấn. Trước hiết, công tác khuyến nông phải đáp ứng nhu cầu và giải quyết những thắc mắc của

người dân, đặc biệt là nông dân nghèo, hơn là chỉ thực hiện theo các chương trình từ trên đưa xuống một cách thụ động. Mặt khác phải khuyến khích người lao động cải tiến công cụ lao động, thói quen, tập quán canh tác để tăng năng suất lao động của mình.

Về dài hạn, giáo dục sẽ là giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhà nước đã có chính sách miễn học phí cho con em các hộ nghèo nhưng các khoản đóng góp như kinh phí xây dựng trường và các khoản đóng góp khác vẫn là quá sức đối với hộ nghèo. Ngoài ra, những kinh phí liên quan đến sách giáo khoa, vở học và dụng cụ học tập khác cũng là một cản trở đối với việc đi học của con em hộ nghèo. Do đó, nếu nhà nước hay chính quyền địa phương có chính sách miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp thì đây có thể là động lực lớn giúp hộ nghèo cho con đến trường. Thậm chí nếu nguồn lực cho phép thì cũng nên cấp sách giáo khoa miễn phí cho con em hộ nghèo, hay chí ít thì cũng cấp những đầu sách quan trọng, còn không thì có thể cho mượn.

Khuyến khích và hình thành các chương trình hoặc các hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại địa phương nhằm giúp đỡ trẻ em con gia đình nghèo có thể đi học được ở các trường phổ thông và không phải bỏ học sớm. Những hình thức hỗ trợ của cộng đồng có thể là những hình thức cấp học bổng, tặng sách hay hỗ trợ tiền học phí… Trong đó, học bổng là động lực kích thích các em ham học hơn, tự tin hơn và học tốt hơn, không trông chờ vào chế độ miễn giảm học phí..

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm đến nguyện vọng được đi học của các nhóm đối tượng như trẻ em dân tộc thiểu số, người di cư tự do nghèo. Những nhóm này vì những lý do đặc biệt nên thường ít được tiếp cận với giáo dục, những biện pháp hỗ trợ cần thiết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhóm người này.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 77)