Tổng quan về mô hình xác định yếu tố quyết định đến hiệu quả sử

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 39)

dụng tín dụng cho người nghèo

15.1 Mô hình xác định chỉ số đa dạng hóa nguồn thu nhập (SDI)

- Trong phân tích thu nhập hộ gia đình, thuật ngữ “Đa dạng hoá thu

nhập” được sử dụng để miêu tả rất nhiều khái niệm có liên quan nhưng vẫn có

sự khác biệt. Một định nghĩa về đa dạng hoá có lẽ là gần với ý nghĩa ban đầu của từ này nhất đó là “sự gia tăng về số lượng nguồn thu nhập và sự cân đối giữa các nguồn thu khác nhau”. Vì thế, một hộ với hai nguồn thu nhập được coi là đa dạng hoá hơn so với hộ chỉ có một nguồn thu nhập, và một hộ với hai nguồn thu nhập, mỗi nguồn chiếm 50% sẽ đa dạng hoá hơn so với một hộ mà một nguồn chiếm tới 90% tổng thu nhập. Hiện nay, đến đa dạng hóa thu nhập và thương mại hóa trong nông thôn của các nước đang phát triển là một vấn đề được quan tâm nhiều. Trước tiên, đa dạng hóa nguồn thu nhập làm giảm rủi ro từ rủi ro giá cả đến thiên tai, dịch bệnh. Hơn nữa, đa dạng hóa sẽ giúp người nghèo sử dụng hiệu quả thời gian rảnh rỗi và tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, khai thác các tiềm năng khác của hộ hay của lao động. Đa số các ý kiến phê bình phổ biến cho rằng chuyển đổi từ sản xuất lương thực sang cây trồng có giá trị kinh tế có thể tác động bất lợi đến an toàn lương thực và dinh dưỡng. Nếu nông dân tham gia trồng các loại cây có giá trị nhìn chung khá giả hơn về nhiều phương diện nhưng đa dạng hóa nguồn thu nhập kết hợp với các chính sách không phù hợp hay thất bại về thể chế có thể gây ra những bất lợi cho hộ nghèo.

Chỉ số về đa dạng hoá của Simpson (Simpson Diversity Index-SDI) được sử dụng rộng rãi trong sinh học để đo lường đa dạng hoá sinh học của một hệ thống kinh tế. Chỉ số Simpson được xác định như sau:

+ Chỉ số Simpon: 2 1 1 n i i SDI P

Ở đây, chỉ số này được sử dụng để đo lường đa dạng hoá thu nhập, trong đó

i

P là tỷ lệ thu nhập từ nguồn i. Giá trị SDI luôn nằm trong khoảng 0 và 1. Nếu chỉ có một nguồn nào (n=1), thì SDI=0. Khi số nguồn thu nhập tăng lên, tỷ lệ

i

P giảm xuống và tổng bình phương tỷ lệ Pi sẽ giảm, SDI tiến gần tới 1. Cụ thể, chỉ số SDI được đo lường như sau:

5 2 1 1 i i SDI P 2 2 2 2 2 5 2 1 2 3 4 5 1 i i I I I I I P T T T T T

Trong đó: T là tổng thu nhập của hộ; Thu từ cà phê (I1); Thu từ lúa (I2); Thu từ

chăn nuôi (I3); Thu từ dịch vụ nông nghiệp (I4); Thu từ các hoạt động phi nông nghiệp (I5).

1.5.2 Mô hình kinh tế lượng

Việc phân tích các yếu tố quyết định đến hiệu quả tín dụng thông qua mô hình hồi quy – mô hình kinh tế lượng là cần thiết. Đây là cơ sở để xác định tác động của vốn đến công tác xóa đói giảm nghèo ở địa bàn nghiên cứu.

Về cơ bản, hộ gia đình có thể lựa chọn các yếu tố đầu vào khác nhau để cho ra các đầu ra khác nhau, việc kết hợp các yếu tố đầu vào sẽ quyết định chất lượng đầu ra. Hiệu quả có thể đo bằng việc tiết kiệm tối thiểu yếu tố đầu vào đối với một lượng đầu ra cố định. Hiệu quả cũng có thể đo bằng đồng thời tối

ưu hóa đầu ra cho trước một lượng yếu tố đầu vào. Trong mô hình định lượng được sử dụng, vốn là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả này. Nếu quy mô vốn quá nhỏ, các hộ nghèo sẽ gặp khó khăn trong việc mua vật tư, thuê mướn lao động phục vụ sản xuất. Nếu quy mô vốn vay quá lớn, hộ nghèo sẽ không thể quản lý hiệu quả do quy mô vốn vượt quá năng lực quản lý của hộ. Do sự chênh lệch thu nhập của các hộ nghèo là không đáng kể, hầu hết các hộ nghèo đều có đặc điểm khá tương đồng, một trong những chỉ tiêu đầu ra mang tính tổng hợp đó là thu nhập của hộ. Các yếu tố đầu vào là các biến độc lập bao gồm vốn vay, đất đai, lao động, số năm kinh nghiệm, chi phí và biến giả dân tộc.

Mô hình hồi quy như sau:

0 1 1 n m i i j j j i i Y X D u (1) Trong đó:

Y: Hiệu quả (Thu nhập của hộ tính bằng triệu đồng)

i

X : Là các biến độc lập (biến số) quyết định hiệu quả của hộ

i: Là các tham số đối với từng biến độc lập

j

D : Là biến giả trong mô hình (biến về chất)

j: Tham số đối với từng biến giả

i

u : Biến ngẫu nhiên, tuân theo điều kiện của mô hình cổ điển.

Các hộ nghèo là các hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp và tương đối giống nhau vì chỉ tiêu xác định hộ nghèo xuất phát từ danh sách hộ nghèo của xã. Danh sách hộ nghèo được xã xác định dựa trên một số chỉ tiêu: Thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhập bình quân đầu người, hoàn cảnh gia đình và sự bình bầu của thôn buôn.

Chính vì vậy để đơn giản ta xem các hộ nghèo là tương đồng. Xuất phát từ thực tế này, tôi chọn biến thu nhập bình quân hộ, thay vì các chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả của hộ.

0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 1 1

i i i i i i i i

Y X X X X X D u

Trong đó:

Y: Thu nhập của hộ tính bằng triệu đồng;

1 X : Vốn vay tính bằng triệu đồng 2 X : Diện tích đất canh tác tính bằng ha 3 X : Số lao động sẵn có trong hộ 4

X : Số năm kinh nghiệm trồng trọt hay chăn nuôi X5: Chi phí tính bằng triệu đồng

1

D : Biến giả dân tộc (Kinh =1, khác =0) Diễn giải các biến:

* Biến phụ thuộc (Y): Thông thường biến này được đo bằng thu nhập

bình quân hộ hay giá trị gia tăng mà hộ đó làm ra trong một năm. Do đặc thù của hộ sản xuất nông nghiệp với tính tự cung tự cấp cao, rất nhiều sản phẩm được sản xuất để sử dụng trong nội bộ gia đình đó nên việc ước lượng hiệu quả của hộ theo thu nhập là một vấn đề phức tạp. Thông thường, người ta sử dụng hệ thống giá trị gia tăng để ước lượng thu nhập của một hộ. Công thức xác định giá trị gia tăng như sau:

- Xuất lượng (gross outputs), ký hiệu là GO: Bao gồm toàn bộ giá trị sản

xuất của nông hộ, kể cả các đầu ra được nông hộ sử dụng.

- Chi phí trung gian (intermediate costs), ký hiệu là IC: Bao gồm toàn

bộ các chi phí mua ngoài

- Giá trị gia tăng (value addition), ký hiệu là VA: Chính là hiệu của xuất

lượng với chi phí trung gian: VA = GO - IC

* Các biến độc lập Xi: Đây là các biến số lượng ảnh hưởng đến thu nhập của

hộ như giá trị vốn vay; diện tích đất canh tác cà phê, cao su; chi phí sản xuất, trình độ học vấn (số năm đi học).

* Biến giả Dj: Là các biến chất lượng có ảnh hưởng đến hiệu quả của hộ như dân tộc, giới tính của chủ hộ; các biến chất khác như loại đất, có tham gia tập huấn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương tổng quan về tín dụng và hiệu quả tín dụng cho người nghèo, tác giả đã trình bày các vấn đề về đói nghèo, vai trò của vốn trong công tác giảm nghèo cho thấy vốn liên quan tới mọi hoạt động của hộ nghèo tuy nhiên khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của các hộ nghèo rất hạn chế do không có tài sản thế chấp. Đặc biệt, trong chương này tín dụng vi mô được xem là công cụ giảm nghèo hiệu quả với những phương pháp cho vay khác nhau tạo nên vòng quay vốn trong cộng đồng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm giảm nghèo ở các tỉnh trong nước cũng được đúc kết kết hợp với kinh nghiệm của một số nước trong khu vực.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI

HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK

2.1 Tình hình cơ bản của huyện Ea H’leo

2.1.1 Khái quát về huyện Ea H’leo

Huyện Ea H’leo là một huyện nghèo nằm ở phía bắc của tỉnh Đăk Lăk, một tỉnh có vị trí chiến lược rất quan trọng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với nhiều vùng miền trong cả nước cũng như các nước trong khu vực. Huyện Ea H’leo được thành lập ngày 08/4/1980 theo Quyết định số 110/QĐ-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện là đơn vị hành chính được tách ra từ huyện Krông Buk với 04 xã và tổng dân số của huyện là 15.000 người lúc bấy giờ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70% dân số của cả huyện.

Đến nay toàn huyện có 11 xã và 01 trị trấn, gồm: thị trấn Ea Drăng, xã Ea Khal, Ea Sol, Ea Hiao, Dliê Yang, Cư Mốt, Ea Wy, Ea Tir, Ea Ral, Ea H’leo, Ea Nam, Cư aMung. Toàn huyện có 188 thôn buôn, trong đó có 53 buôn dân tộc thiểu số tại chỗ. Diện tích tự nhiên của huyện là 133.512 ha với dân số 126.000 người trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bản đồ 2.2: Bản đồ Hành chính huyện Ea H’leo

Huyện Ea H'Leo là một huyện vùng cao, có vị trí địa lý nằm ở phía Bắc của tỉnh Đăk Lăk nhưng khá xa Trung tâm của tỉnh Đăk Lăk (cách Buôn Ma Thuột khoảng 82km). Mặc dù trung tâm huyện nằm ngay trên Quốc lộ 14, nhưng nên tình hình giao thông đi lại, trao đổi hàng hoá trong huyện gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng và bị chia cắt bởi đồi núi và suối sâu. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, tình hình dân trí thấp, hạ tầng giao thông còn lạc hậu, kém phát triển.

Trong những năm qua, hiện tượng di dân tự do khá phổ biến dẫn đến nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là vấn đề nghèo đói và nạn phá rừng. Các năm trước di dân chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc. Điều khá ngạc nhiên, phần đông dân di cư tự do đến định cư trái phép gần đây (2012) không phải là người miền Bắc mà chủ yếu từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ như: Bình Phước, Bình Dương, Cà Mau, Bạc Liêu… Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã bị các hộ di cư tự do phá trắng rồi xâm chiếm, mua bán trái phép để làm nhà ở, rẫy nương là 355 ha trong năm 2012. Đây là một vấn nạn mà chính quyền huyện vẫn chưa có giải pháp tích cực.

2.1.2 Tình hình sử dụng đất đai và sản xuất nông nghiệp ở huyện Ea H’leo H’leo

Huyện Ea H’leo là một huyện có diện tích rộng trên 130 nghìn ha với cơ cấu đất đai khá đa dạng gồm đất đỏ Bazan, đất đen và đất sỏi bạc mầu. Do sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phân bổ dân cư cũng chủ yếu tập trung vào các vùng đất tốt và có nguồn nước. Căn cứ phân bổ đất đai cho các ngành nghề sản xuất trên địa bàn thay đổi từ dựa vào điều kiện tự nhiên (2005) chủ yếu là đất đai đến dựa vào thị trường (2012) để lựa chọn cây trồng vật nuôi. Chính vì vậy, cây công nghiệp như cao su, cà phê được ưu tiên mở rộng sản xuất trong khi đó diện tích cây hàng năm lại có xu hướng thu hẹp.

Bảng 2.1: Đất đai và vấn đề sử dụng đất đai ở huyện Ea H’leo ĐVT: Ha Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2012 2012/2005 ± Δ % TỔNG SỐ 133.512 133.512 0 0 I. Đất nông nghiệp 53.280 67.550 14.270 26,8 1.Cây hàng năm 22.736 15.581 -7.155 -31,5 Lúa 1.041 1.086 45 4,3

Màu và cây công nghiệp hàng năm 18.613 11.467 -7.146 -38,4

Rau đậu 3.081 3.028 -53 -1,7

2.Cây lâu năm 30.474 51.862 21.388 70,2

Cây công nghiệp lâu năm 30.474 51.197 20.723 68.0

Cây ăn quả 0 163 163 -

Cây lâu năm khác 0 502 502 -

3.Đất trồng cỏ 0 0 0 -

4.Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp

70 107 37 52,9

II.Đất lâm nghiệp 63.298 53.796 -9.502 -15,0

1.Rừng tự nhiên 63.298 52.946 -10.352 -16,4

2.Rừng trồng 0 850 850 -

III.Đất chuyên dụng 5.340 6.744 1.404 26,3 IV.Đất khu dân cư 871 1.117 246 28,2 V.Đất chưa sử dụng 10.723 4.305 -6.418 -59,9

Giá cao đối với các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm cao trong thời gian gần đây là nguyên nhân chính cho việc mở rộng diện tích canh tác các cây trồng này, Thậm chí một diện tích không nhỏ đất trồng cây hàng năm đã được chuyển qua trồng cây công nghiệp. Ta thấy diện tích cây công nghiệp lâu năm đã tăng trên 20 nghìn ha từ năm 2005 đến năm 2012. Mặt khác, một phần diện tích đất lâm nghiệp cũng được người dân tự ý chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp (giảm khoảng 9.000 ha). Việc người dân ở đây tự động phá rừng trồng cây công nghiệp xuất phát từ dự án thí điểm giao đất, giao rừng cho người dân và cộng đồng tuy nhiên dự án này được đánh giá không có tính bền vững. Số liệu từ bảng trên cho thấy, việc giao đất giao rừng cho cộng đồng ở Ea H’leo đã có những hiệu ứng tiêu cực dẫn đến diện tích đất lâm nghiệp giảm mạnh trong khi đất canh tác cây công nghiệp tăng nhanh. Ta có thể khẳng định một trong những nguyên nhân chính là việc người dân tự động chuyển đổi diện tích đất rừng được giao sang trồng cây công nghiệp lâu năm mà chính quyền không thể quản lý được. Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng của năm 2012 đã giảm hơn 6 nghìn ha so với năm 2005 nên ta có thể khẳng định rằng huyện Ea H’Leo đã khai thác triệt để hơn diện tích đất chưa sử dụng, chống lãng phí và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo được hiệu quả hơn.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp ở huyện Ea H’leo ĐVT: Triệu đồng Ngành nghề 2005 2012 Tăng giảm ± Δ % I. Trồng trọt 807.514 1.193.057 385.54 3 48 Lúa 6.032 6.892 860 14

Cây công nghiệp 662.173 862.404

200.23

1 30

Cây lương thực khác 90.406 249.128

158.72

2 176

Cây rau đậu & gia vị 42.308 44.915 2.607 6

Cây khác 6.595 29.718 23.123 351 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Chăn nuôi 24.518 55.837 31.319 128

Gia súc 20.303 31.250 10.947 54 Vật nuôi khác 4.215 24.587 20.372 483 III. Dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi 16.270 35.249 18.979 17 Tổng giá trị sản xuất 848.302 1.284.143 435.84 1 51

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ea H’leo

Bảng 2.2 cho thấy tổng giá trị sản xuất năm 2012 tăng 51% so với năm 2005. Trong đó, năm 2005 giá trị sản xuất của cây công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị ngành trồng trọt 82%. Nếu so sánh với toàn ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất cây công nghiệp chiếm đến 78%. Điều này cho thấy huyện Ea H’leo là một huyện chuyên canh cây công nghiệp và các ngành nghề khác chưa phát triển ở nơi đây. Lý do chính cho

việc phát trển cây công nghiệp là điện tích đất đai chưa được khai thác ở huyện khá lớn, đất đai lại phù hợp với cây cao su, cây cà phê. Nhìn ở góc độ khác, mặc dù diện tích đất chưa sử dụng lớn có nghĩa là các bãi chăn thả đại gia súc nhiều nhưng việc phát triển chăn nuôi ở huyện chưa tốt. Năm 2005, giá trị ngành chăn nuôi chỉ đạt 24 tỷ và năm 2012 cũng chỉ đạt 55 tỷ. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển chăn nuôi của huyện còn tiềm ẩn, chưa được triệt để khai thác. Việc khuyến khích phát triển chăn nuôi sẽ là một giải pháp tốt phát triển kinh tế hộ gia đình nơi đây.

2.1.3 Khái quát về hai xã Ea Sol và Ea Hiao

Vấn đề lựa chọn địa bàn đại diện trong nghiên cứu này là một vấn đề quan trọng quyết định đến chất lượng đề xuất được đưa ra. Chính vì vậy, chúng tôi

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 39)