Kết quả phân tích các nhân tố dựa vào mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 68)

Kết quả hồi quy được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.11: Kết quả phân tích hồi quy

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 10.986 2.821 3.894 .000 Von vay* .160 .080 .114 1.995 .047

Dien tich dat -5.407 4.341 -.093 -1.246 .214

Lao dong** 2.230 .640 .271 3.482 .001 Dan toc** (kinh=1, dan toc=0) 8.301 2.575 .184 3.223 .001 So nam kinh nghiem** 1.311 .212 .350 6.184 .000 Chi phi* .471 .197 .160 2.390 .018 a. Dependent Variable: Gia tri san xuat

Ghi chú: * Chấp nhận với độ tin cậy là 95% (sig.= 0.05), ** Chấp nhận với độ tin cậy 99% (sig.= 0.01)

- Biến vốn vay X1: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy vốn tín dụng ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ nghèo với độ tin cậy trên 95%. Nói một cách khác, việc tăng vốn vay sẽ làm tăng hiệu quả của hộ. Cứ 1 triệu đồng tín dụng tăng lên cho các hộ nghèo, thu nhập của hộ đó sẽ tăng thêm 160 ngàn đồng. Như vậy cấp vốn tín dụng là một biện pháp giúp người dân thoát nghèo.

- Biến diện tích đất X2: Ta thấy hệ số 2 0 cho thấy tăng diện tích đất canh

tác không phải là giải pháp tăng hiệu quả của hộ. Hơn nữa, qua kết quả ở bảng 2.11 không tìm thấy mối quan hệ giữa đất đai và thu nhập của người nghèo hay nói cách khác có nhiều hộ nghèo chưa khai thác tốt diện tích đất của mình (với độ tin cậy 95%). Vì vậy việc cấp đất cho người nghèo chưa hẳn đã tác động tích cực đến nỗ lực thoát nghèo của họ. Một lý do nữa dẫn đến các hộ có đất vẫn nghèo là do thiếu lao động, nó được thể hiện ở mối quan hệ rất chặt chẽ giữa lao động và diện tích đất (bảng 2.8).

- Biến Lao động X3: Lao động tăng sẽ làm cho hiệu quả của hộ tăng và mối

quan hệ này có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, việc tăng lao động cho các hộ nghèo là không phù hợp với chính sách của nhà nước về kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, xu hướng các hộ sinh nhiều con để có nhiều lao động là một thực tế cần quan tâm. Để hạn chế xu hướng này, các chương trình xóa đói giảm nghèo nên có các hợp phần giúp hộ nghèo cải tiến phương thức canh tác của mình như đưa máy móc để giảm công lao động, đưa các cây trồng cần ít lao động hơn cho các hộ có đất.

- Biến kinh nghiệm X4: Kinh nghiệm sản xuất cũng có mối quan hệ dương và

chặt chẽ với thu nhập. Hộ có kinh nghiệm nhiều hơn sẽ có thu nhập cao hơn. Kinh nghiệm có thể thay thế bằng các khóa tập huấn, đào tạo hay hỗ trợ kỹ thuật. Vì vậy, các chương trình khuyến nông nên tập trung vào công tác tập huấn kỹ thuật. Việc tạo ra tập quán giúp nhau trong sản xuất cũng là một giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ.

- Biến chi phí X5: Hộ nghèo nhưng có khả năng đầu tư cao trong sản xuất sẽ thu được kết quả cao hơn. Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng đầu tư sản xuất của các hộ nghèo cũng là một biện pháp giúp họ thoát nghèo.

- Biến dân tộc D1: Có một sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo là dân tộc kinh và

các dân tộc khác. Thu nhập của người kinh thường cao hơn người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể xuất phát từ tập quán canh tác và văn hóa của người kinh. Chính vì vậy, việc hỗ trợ người nghèo cũng cần xét đến văn hóa của từng dân tộc để có biện pháp tác động hữu hiệu hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích và đánh giá về tình hình cơ bản của huyện Ea H’leo với hai xã nghèo nhất là Ea Sol và Ea Hiao, thực trạng các nguồn vốn vay đến các hộ nghèo tại hai xã cũng như hiệu quả của các khoản tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Ea H’leo, ảnh hưởng của vốn tín dụng đến sự đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ nghèo và thu nhập của hộ nghèo cho thấy tăng quy mô vốn vay sẽ làm đa dạng hóa thu nhập của hộ và kết quả là thu nhập bình quân của hộ tăng lên.

Thông qua phân tích mô hình hồi quy về phân tích hệ số tương quan cặp, kết quả kiểm định đa cộng tuyến, phân tích chất lượng của mô hình và kết quả phân tích hồi quy đã khẳng định vai trò của các khoản tín dụng đến các hộ vay là người nghèo tại hai xã Ea Sol và Ea Hiao đã góp phần thay đổi thu nhập của người nghèo một cách đáng kể, nâng cao mức sống của người dân nơi đây.

Để góp phần gia tăng thu nhập và tạo động lực khuyến khích người nghèo có cơ hội và điều kiện làm ăn để xóa đói giảm nghèo, tác giả đề ra một số giải pháp để giúp cho người nghèo tiếp cận thêm thông tin về xóa đói giảm nghèo ngay tại địa phương và tiếp cận nguồn vốn vay đến các hộ nghèo một cách nhanh chóng và chính xác từ các tổ chức tín dụng cho vay. Tuy nhiên, chất lượng mô hình định lượng vẫn còn chưa cao.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

TẠI HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK. 3.1 Định hướng mục tiêu của huyện Ea H’leo tỉnh Đăk Lăk

3.1.1 Mục tiêu tổng quát công tác giảm nghèo của huyện Ea H’leo

- Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ và có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo; cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo nhằm hạn chế gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập, mức sống, tài sản giữa các vùng và giữa đồng bào dân tộc thiểu số và người kinh.

- Thúc đẩy giảm nghèo nhanh, toàn diện, bền vững và hạn chế tái nghèo. - Tạo cơ hội phát triển để người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo ổn định về sinh kế, đa dạng hóa thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên mức sống cao hơn.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn.

- Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo. Có chế độ thỏa đáng cho đội ngũ làm công tác này.

3.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-2%/năm, trong đó các thôn, xã đặc biệt khó khăn cố gắng giảm giảm xuống dưới mức 18% thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và nỗ lực của địa phương.

- Cơ bản người nghèo có công ăn việc làm ổn định, nguồn thu nhập đa dạng hơn và thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng ít nhất là 2 lần vào năm 2020 so với năm 2010;

- Củng cố hệ thống giao thông liên xã với 70% được gia cố, nâng cấp và 50% giao thông liên thôn. Đây là cơ sở để phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3 Đổi mới công tác khuyến nông theo hướng kết hợp với kiến thức quản lý kinh tế hộ lý kinh tế hộ

- Tác động bên ngoài không thể một sớm một chiều đưa người dân thoát nghèo một cách bền vững vì bản thân người nghèo chưa thay đổi tư duy để tự mình thoát nghèo. Chính vì vậy cần thay đổi cách tiếp cận hộ nghèo cũng như cấu trúc tri thức cần hỗ trợ họ. Nông dân cần ở khuyến nông tri thức khoa học- kỹ thuật nhưng chỉ với tri thức này chưa đủ vì người nghèo không biết cách sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả. Mặt khác, công tác khuyến nông cần gắn bó với các chương trình tín dụng tạo ra hiệu ứng cộng hưởng giữa hai chương trình. Việc tổ chức tổng kết các điển hình thoát nghèo và triển khai học tập kinh nghiệm ra toàn địa bàn cũng rất cần thiết.

- Phát huy cơ chế phối hợp đối với các sở, ngành quản lý, thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến công tác giảm nghèo với cơ quan thường trực chương trình và Ủy ban Nhân dân các xã. Tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo cũng là hình thức phù hợp trong tình hình thực tế tại địa phương. Những dịch vụ tư nhân thực hiện tại các thôn xã như tiêm thuốc phòng ngừa cho gia súc, cung cấp giống, ứng trước vốn, vật tư,… trên thực tế đã phát huy tác dụng, vì người dân cần dịch vụ tại chỗ, kịp thời hơn là chờ dịch vụ miễn phí từ tổ chức khuyến nông.

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk

3.2.1 Giải pháp tạo việc làm cho hộ nghèo ngay tại địa phương

Đa số các hộ nghèo ở địa phương chuyên canh một loại cây công nghiệp và hầu như không có thu nhập từ các nguồn thu khác do đó không khai thác triệt để tiềm năng để phát triển kinh tế hộ. Nguyên nhân chính là cơ hội làm việc của người dân trong các lĩnh vực phi nông nghiệp là không có. Vì vậy, bên cạnh những chương trình hỗ trợ trực tiếp mở rộng sản xuất cây công nghiệp cũng cần có những chính sách hướng người nghèo đến canh tác đa dạng cây trồng và phát triển ngành chăn nuôi, dịch vụ và nghề truyền thống. Ngoài ra lao động nghèo trẻ cũng cần được tạo cơ hội để học nghề phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những địa phương phát triển thông qua các biện pháp như giúp tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng, tư vấn kinh doanh tốt hơn, hệ thống thuế, giao dịch hành chính thông thoáng hơn. Việc chuyển một phần lực lượng lao động nghèo trong sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản xuất khác như nghề truyền thống, thương mại, dịch vụ, du lịch sẽ đảm bảo cho người lao động nghèo có việc làm thường xuyên.

3.2.2 Đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ nghèo

Việc phân tích chỉ số SDI cho thấy các hộ có chi số SDI cao sẽ có thu nhập cao (bảng 2.7). Như vậy, đa dạng hóa nguồn thu nhập sẽ là một giải pháp nâng cao thu nhập cho người nghèo. Ta thấy việc phát triển sản xuất cây công nghiệp chỉ dừng lại ở đảm bảo cho các hộ nông dân có nguồn thu nhập hạn chế vì quy mô đất đai của các hộ nghèo không lớn. Hướng phấn đấu theo xu thế phát triển chung, cần phải đa dạng hóa các nguồn thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Xu thế này có tác dụng :

- Tăng cường chỉ đạo việc hỗ trợ giải quyết đất sản xuất cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số trên cơ sở thu hồi đất sử dụng không hiệu quả của các

nông, lâm trường để cấp cho đối tượng, thực hiện khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất trồng rừng sản xuất bảo đảm hộ dân sinh sống bằng nghề nông - lâm nghiệp đủ đất sản xuất. Đồng thời vận động nhân dân chuyển đổi sang hình thức sản xuất thông qua hỗ trợ chăn nuôi, học nghề làm việc trong các doanh nghiệp, xuất khẩu lao động để tạo nguồn thu nhập mới cho hộ gia đình.

- Thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp sẽ làm tăng thu nhập, đồng thời còn tạo điều kiện tích lũy, đầu tư lại vào nông nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Nếu như người dân vừa làm ruộng vừa trồng cà phê vừa chăn nuôi hay dịch vụ sẽ là hình thức tốt nhất, bền vững nhất để thoát nghèo. Giải pháp này cũng sẽ hạn chế được việc lấn chiếm đất đai, phá rừng làm nương rẫy, quản lý được di dân tự do.

3.2.3 Hỗ trợ vốn là tạo cơ hội thoát nghèo

Từ mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hộ, vốn là một yếu tố quan trọng và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, giải pháp về vốn cho người nghèo là giải pháp mang tính tổng thể vì nó liên quan đến mọi vấn đề trong sản xuất của hộ nghèo. Nó là giải pháp để tích hợp các giải pháp khác để nâng cao sự ảnh hưởng của công tác hỗ trợ thoát nghèo ở địa phương. Chính vì vậy, giải pháp về vốn cần tập trung:

Đơn giản hóa các thủ tục xin vay vốn, sử dụng đa dạng các hình thức cho vay đối với hộ nghèo. Ngoài ra đa dạng hóa nguồn vốn cho vay hay cho vay kết hợp với hỗ trợ phương thức làm ăn, sản xuất, mở rộng phạm vi sử dụng vốn vay của các chương trình giảm nghèo đồng thời tạo điều kiện để cộng đồng tham gia nhiều hơn vào quá trình lập kế hoạch, chọn người vay vốn và quyết định mức cho vay.

Kế quả phân tích ở bảng 2.6 cho thấy quy mô vốn nhỏ hiện nay là không phù hợp. Vì vậy, các tổ chức cấp vốn cho người nghèo cần kết hợp với nhau để

đảm bảo quy mô vốn vay đủ lớn cho mỗi hộ, không cho vay quá nhiều nhưng không quá ít. Cần điều chỉnh khái niệm quy mô vốn vay nhỏ (nhỏ hơn 7 triệu đồng) hiện tại của NHCSXH. Như vậy, nhà nước phải có chương trình hoạt động cụ thể, chi tiết, rõ ràng, cùng với sự nhất quán giữa tổ chức tài chính vi mô với các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để đạt được mục tiêu giảm nghèo của huyện. Các cán bộ, nhân viên trong tổ chức cần phối hợp giữa các bộ phận phòng ban một cách linh hoạt và đồng bộ giúp người nghèo tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất.

Đa số các chính sách giảm nghèo đều xem sự hỗ trợ về lãi suất, về thời hạn vay, về công cụ bảo đảm là chìa khóa của tín dụng cho người nghèo. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự nằm trong nỗ lực thoát nghèo của bản thân hộ nghèo, mọi tác động chỉ có tính chất kích thích. Hiệu quả kỹ thuật thấp của các hộ nghiên cứu cho thấy tác động của các chương trình giảm nghèo chưa cao.

Giám sát việc sử dụng vốn cũng là khâu quan trọng. Để hạn chế người nghèo sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào mục đich tiêu dùng, tổ chức tín dụng cần thường xuyên phải kiểm tra. Bền vững hơn, chính quyền nên phối hợp với tổ chức cấp tín dụng xây dựng cơ chế để chính người nghèo sẽ là người giám. Như vậy, người nghèo sẽ thật sự tham gia vào quá trình thoát nghèo của cả cộng đồng.

3.2.4 Chính sách về đất đai canh tác

Mô hình định lượng cho thấy hộ nghèo không thiếu đất thậm chí là thừa đất. Như vậy việc cấp thêm đất cho các hộ nghèo là không hợp lý tại thời điểm hiện tại. Việc khai thác hiệu quả hơn tài nguyên đất hiện có của các hộ nghèo mới là giải pháp. Vì vậy, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nên tập trung:

- Công tác khuyến nông - khuyến lâm đi sâu vào việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ về giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với

tình hình của từng địa phương cấp xã, tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân, chú trọng xây dựng vùng chuyên canh gắn với xây dựng cơ sở chế biến nông sản tại chỗ để thu mua và nâng cao giá trị sản phẩm của nhân dân làm ra. Đồng thời, tổ chức tổng kết các mô hình làm kinh tế giỏi, các cách tổ chức, triển khai chương trình giảm nghèo tốt để nhân ra diện rộng.

- Nên có cán bộ khuyến nông tại xã để có thể kịp thời giúp nông dân giải quyết những vấn đề kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, dịch hại), một cách hiệu quả và bám nhu cầu của sản xuất tại chỗ. Cần phải biết Dân cần học cái gì? Ai dạy? Và dạy cái gì? Khuyến khích những hộ nông dân giỏi, thành đạt

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 68)