Đổi mới công tác khuyến nông theo hướng kết hợp với kiến thức quản

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 73)

lý kinh tế hộ

- Tác động bên ngoài không thể một sớm một chiều đưa người dân thoát nghèo một cách bền vững vì bản thân người nghèo chưa thay đổi tư duy để tự mình thoát nghèo. Chính vì vậy cần thay đổi cách tiếp cận hộ nghèo cũng như cấu trúc tri thức cần hỗ trợ họ. Nông dân cần ở khuyến nông tri thức khoa học- kỹ thuật nhưng chỉ với tri thức này chưa đủ vì người nghèo không biết cách sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả. Mặt khác, công tác khuyến nông cần gắn bó với các chương trình tín dụng tạo ra hiệu ứng cộng hưởng giữa hai chương trình. Việc tổ chức tổng kết các điển hình thoát nghèo và triển khai học tập kinh nghiệm ra toàn địa bàn cũng rất cần thiết.

- Phát huy cơ chế phối hợp đối với các sở, ngành quản lý, thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến công tác giảm nghèo với cơ quan thường trực chương trình và Ủy ban Nhân dân các xã. Tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo cũng là hình thức phù hợp trong tình hình thực tế tại địa phương. Những dịch vụ tư nhân thực hiện tại các thôn xã như tiêm thuốc phòng ngừa cho gia súc, cung cấp giống, ứng trước vốn, vật tư,… trên thực tế đã phát huy tác dụng, vì người dân cần dịch vụ tại chỗ, kịp thời hơn là chờ dịch vụ miễn phí từ tổ chức khuyến nông.

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H'LEO, TỈNH ĐĂKLĂK.PDF (Trang 73)