Việc phân tích các yếu tố quyết định đến hiệu quả tín dụng thông qua mô hình hồi quy – mô hình kinh tế lượng là cần thiết. Đây là cơ sở để xác định tác động của vốn đến công tác xóa đói giảm nghèo ở địa bàn nghiên cứu.
Về cơ bản, hộ gia đình có thể lựa chọn các yếu tố đầu vào khác nhau để cho ra các đầu ra khác nhau, việc kết hợp các yếu tố đầu vào sẽ quyết định chất lượng đầu ra. Hiệu quả có thể đo bằng việc tiết kiệm tối thiểu yếu tố đầu vào đối với một lượng đầu ra cố định. Hiệu quả cũng có thể đo bằng đồng thời tối
ưu hóa đầu ra cho trước một lượng yếu tố đầu vào. Trong mô hình định lượng được sử dụng, vốn là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả này. Nếu quy mô vốn quá nhỏ, các hộ nghèo sẽ gặp khó khăn trong việc mua vật tư, thuê mướn lao động phục vụ sản xuất. Nếu quy mô vốn vay quá lớn, hộ nghèo sẽ không thể quản lý hiệu quả do quy mô vốn vượt quá năng lực quản lý của hộ. Do sự chênh lệch thu nhập của các hộ nghèo là không đáng kể, hầu hết các hộ nghèo đều có đặc điểm khá tương đồng, một trong những chỉ tiêu đầu ra mang tính tổng hợp đó là thu nhập của hộ. Các yếu tố đầu vào là các biến độc lập bao gồm vốn vay, đất đai, lao động, số năm kinh nghiệm, chi phí và biến giả dân tộc.
Mô hình hồi quy như sau:
0 1 1 n m i i j j j i i Y X D u (1) Trong đó:
Y: Hiệu quả (Thu nhập của hộ tính bằng triệu đồng)
i
X : Là các biến độc lập (biến số) quyết định hiệu quả của hộ
i: Là các tham số đối với từng biến độc lập
j
D : Là biến giả trong mô hình (biến về chất)
j: Tham số đối với từng biến giả
i
u : Biến ngẫu nhiên, tuân theo điều kiện của mô hình cổ điển.
Các hộ nghèo là các hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp và tương đối giống nhau vì chỉ tiêu xác định hộ nghèo xuất phát từ danh sách hộ nghèo của xã. Danh sách hộ nghèo được xã xác định dựa trên một số chỉ tiêu: Thu
nhập bình quân đầu người, hoàn cảnh gia đình và sự bình bầu của thôn buôn.
Chính vì vậy để đơn giản ta xem các hộ nghèo là tương đồng. Xuất phát từ thực tế này, tôi chọn biến thu nhập bình quân hộ, thay vì các chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả của hộ.
0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 1 1
i i i i i i i i
Y X X X X X D u
Trong đó:
Y: Thu nhập của hộ tính bằng triệu đồng;
1 X : Vốn vay tính bằng triệu đồng 2 X : Diện tích đất canh tác tính bằng ha 3 X : Số lao động sẵn có trong hộ 4
X : Số năm kinh nghiệm trồng trọt hay chăn nuôi X5: Chi phí tính bằng triệu đồng
1
D : Biến giả dân tộc (Kinh =1, khác =0) Diễn giải các biến:
* Biến phụ thuộc (Y): Thông thường biến này được đo bằng thu nhập
bình quân hộ hay giá trị gia tăng mà hộ đó làm ra trong một năm. Do đặc thù của hộ sản xuất nông nghiệp với tính tự cung tự cấp cao, rất nhiều sản phẩm được sản xuất để sử dụng trong nội bộ gia đình đó nên việc ước lượng hiệu quả của hộ theo thu nhập là một vấn đề phức tạp. Thông thường, người ta sử dụng hệ thống giá trị gia tăng để ước lượng thu nhập của một hộ. Công thức xác định giá trị gia tăng như sau:
- Xuất lượng (gross outputs), ký hiệu là GO: Bao gồm toàn bộ giá trị sản
xuất của nông hộ, kể cả các đầu ra được nông hộ sử dụng.
- Chi phí trung gian (intermediate costs), ký hiệu là IC: Bao gồm toàn
bộ các chi phí mua ngoài
- Giá trị gia tăng (value addition), ký hiệu là VA: Chính là hiệu của xuất
lượng với chi phí trung gian: VA = GO - IC
* Các biến độc lập Xi: Đây là các biến số lượng ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ như giá trị vốn vay; diện tích đất canh tác cà phê, cao su; chi phí sản xuất, trình độ học vấn (số năm đi học).
* Biến giả Dj: Là các biến chất lượng có ảnh hưởng đến hiệu quả của hộ như dân tộc, giới tính của chủ hộ; các biến chất khác như loại đất, có tham gia tập huấn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương tổng quan về tín dụng và hiệu quả tín dụng cho người nghèo, tác giả đã trình bày các vấn đề về đói nghèo, vai trò của vốn trong công tác giảm nghèo cho thấy vốn liên quan tới mọi hoạt động của hộ nghèo tuy nhiên khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của các hộ nghèo rất hạn chế do không có tài sản thế chấp. Đặc biệt, trong chương này tín dụng vi mô được xem là công cụ giảm nghèo hiệu quả với những phương pháp cho vay khác nhau tạo nên vòng quay vốn trong cộng đồng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm giảm nghèo ở các tỉnh trong nước cũng được đúc kết kết hợp với kinh nghiệm của một số nước trong khu vực.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK