Đa số các hộ nghèo ở địa phương chuyên canh một loại cây công nghiệp và hầu như không có thu nhập từ các nguồn thu khác do đó không khai thác triệt để tiềm năng để phát triển kinh tế hộ. Nguyên nhân chính là cơ hội làm việc của người dân trong các lĩnh vực phi nông nghiệp là không có. Vì vậy, bên cạnh những chương trình hỗ trợ trực tiếp mở rộng sản xuất cây công nghiệp cũng cần có những chính sách hướng người nghèo đến canh tác đa dạng cây trồng và phát triển ngành chăn nuôi, dịch vụ và nghề truyền thống. Ngoài ra lao động nghèo trẻ cũng cần được tạo cơ hội để học nghề phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những địa phương phát triển thông qua các biện pháp như giúp tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng, tư vấn kinh doanh tốt hơn, hệ thống thuế, giao dịch hành chính thông thoáng hơn. Việc chuyển một phần lực lượng lao động nghèo trong sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản xuất khác như nghề truyền thống, thương mại, dịch vụ, du lịch sẽ đảm bảo cho người lao động nghèo có việc làm thường xuyên.
3.2.2 Đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ nghèo
Việc phân tích chỉ số SDI cho thấy các hộ có chi số SDI cao sẽ có thu nhập cao (bảng 2.7). Như vậy, đa dạng hóa nguồn thu nhập sẽ là một giải pháp nâng cao thu nhập cho người nghèo. Ta thấy việc phát triển sản xuất cây công nghiệp chỉ dừng lại ở đảm bảo cho các hộ nông dân có nguồn thu nhập hạn chế vì quy mô đất đai của các hộ nghèo không lớn. Hướng phấn đấu theo xu thế phát triển chung, cần phải đa dạng hóa các nguồn thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Xu thế này có tác dụng :
- Tăng cường chỉ đạo việc hỗ trợ giải quyết đất sản xuất cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số trên cơ sở thu hồi đất sử dụng không hiệu quả của các
nông, lâm trường để cấp cho đối tượng, thực hiện khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất trồng rừng sản xuất bảo đảm hộ dân sinh sống bằng nghề nông - lâm nghiệp đủ đất sản xuất. Đồng thời vận động nhân dân chuyển đổi sang hình thức sản xuất thông qua hỗ trợ chăn nuôi, học nghề làm việc trong các doanh nghiệp, xuất khẩu lao động để tạo nguồn thu nhập mới cho hộ gia đình.
- Thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp sẽ làm tăng thu nhập, đồng thời còn tạo điều kiện tích lũy, đầu tư lại vào nông nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Nếu như người dân vừa làm ruộng vừa trồng cà phê vừa chăn nuôi hay dịch vụ sẽ là hình thức tốt nhất, bền vững nhất để thoát nghèo. Giải pháp này cũng sẽ hạn chế được việc lấn chiếm đất đai, phá rừng làm nương rẫy, quản lý được di dân tự do.
3.2.3 Hỗ trợ vốn là tạo cơ hội thoát nghèo
Từ mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hộ, vốn là một yếu tố quan trọng và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, giải pháp về vốn cho người nghèo là giải pháp mang tính tổng thể vì nó liên quan đến mọi vấn đề trong sản xuất của hộ nghèo. Nó là giải pháp để tích hợp các giải pháp khác để nâng cao sự ảnh hưởng của công tác hỗ trợ thoát nghèo ở địa phương. Chính vì vậy, giải pháp về vốn cần tập trung:
Đơn giản hóa các thủ tục xin vay vốn, sử dụng đa dạng các hình thức cho vay đối với hộ nghèo. Ngoài ra đa dạng hóa nguồn vốn cho vay hay cho vay kết hợp với hỗ trợ phương thức làm ăn, sản xuất, mở rộng phạm vi sử dụng vốn vay của các chương trình giảm nghèo đồng thời tạo điều kiện để cộng đồng tham gia nhiều hơn vào quá trình lập kế hoạch, chọn người vay vốn và quyết định mức cho vay.
Kế quả phân tích ở bảng 2.6 cho thấy quy mô vốn nhỏ hiện nay là không phù hợp. Vì vậy, các tổ chức cấp vốn cho người nghèo cần kết hợp với nhau để
đảm bảo quy mô vốn vay đủ lớn cho mỗi hộ, không cho vay quá nhiều nhưng không quá ít. Cần điều chỉnh khái niệm quy mô vốn vay nhỏ (nhỏ hơn 7 triệu đồng) hiện tại của NHCSXH. Như vậy, nhà nước phải có chương trình hoạt động cụ thể, chi tiết, rõ ràng, cùng với sự nhất quán giữa tổ chức tài chính vi mô với các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để đạt được mục tiêu giảm nghèo của huyện. Các cán bộ, nhân viên trong tổ chức cần phối hợp giữa các bộ phận phòng ban một cách linh hoạt và đồng bộ giúp người nghèo tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất.
Đa số các chính sách giảm nghèo đều xem sự hỗ trợ về lãi suất, về thời hạn vay, về công cụ bảo đảm là chìa khóa của tín dụng cho người nghèo. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự nằm trong nỗ lực thoát nghèo của bản thân hộ nghèo, mọi tác động chỉ có tính chất kích thích. Hiệu quả kỹ thuật thấp của các hộ nghiên cứu cho thấy tác động của các chương trình giảm nghèo chưa cao.
Giám sát việc sử dụng vốn cũng là khâu quan trọng. Để hạn chế người nghèo sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào mục đich tiêu dùng, tổ chức tín dụng cần thường xuyên phải kiểm tra. Bền vững hơn, chính quyền nên phối hợp với tổ chức cấp tín dụng xây dựng cơ chế để chính người nghèo sẽ là người giám. Như vậy, người nghèo sẽ thật sự tham gia vào quá trình thoát nghèo của cả cộng đồng.
3.2.4 Chính sách về đất đai canh tác
Mô hình định lượng cho thấy hộ nghèo không thiếu đất thậm chí là thừa đất. Như vậy việc cấp thêm đất cho các hộ nghèo là không hợp lý tại thời điểm hiện tại. Việc khai thác hiệu quả hơn tài nguyên đất hiện có của các hộ nghèo mới là giải pháp. Vì vậy, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nên tập trung:
- Công tác khuyến nông - khuyến lâm đi sâu vào việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ về giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với
tình hình của từng địa phương cấp xã, tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân, chú trọng xây dựng vùng chuyên canh gắn với xây dựng cơ sở chế biến nông sản tại chỗ để thu mua và nâng cao giá trị sản phẩm của nhân dân làm ra. Đồng thời, tổ chức tổng kết các mô hình làm kinh tế giỏi, các cách tổ chức, triển khai chương trình giảm nghèo tốt để nhân ra diện rộng.
- Nên có cán bộ khuyến nông tại xã để có thể kịp thời giúp nông dân giải quyết những vấn đề kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, dịch hại), một cách hiệu quả và bám nhu cầu của sản xuất tại chỗ. Cần phải biết Dân cần học cái gì? Ai dạy? Và dạy cái gì? Khuyến khích những hộ nông dân giỏi, thành đạt giúp đỡ, truyền thụ kinh nghiệm cho bà con khác trong cộng đồng. Ngoài ra, khuyến nông cũng cần có những hướng dẫn trong việc bán hay tiếp thị sản phẩm ra thị trường.
- Nên hỗ trợ thành lập và tăng cường năng lực của các tổ chức tự trợ giúp của người dân như các câu lạc bộ khuyến nông, tổ hợp tác,… để làm đầu mối kết nối các chương trình khuyến nông và các hỗ trợ khác cho nông dân và người nghèo. Mặt khác, các tổ chức này phải là tự nguyện, tự trang trải kinh phí và cần bao gồm cả những người nghèo, phải đi vào hoạt động thực chất, thay vì chỉ hình thức như hiện nay.
3.2.5 Vấn đề lao động và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Mô hình phân tích định lượng cho thấy lao động tăng sẽ dẫn đến thu nhập của hộ tăng. Tuy nhiên, điều này phản ánh trình độ sản xuất của các hộ chưa cao, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Như vậy, việc nâng cao năng suất lao động thông qua đào tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ là giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo.
Xuất phát điểm phải từ giáo dục và đào tạo. Đào tạo sẽ là giải pháp trong ngắn hạn. Như vậy người lao động cần các khóa tập huấn. Trước hiết, công tác khuyến nông phải đáp ứng nhu cầu và giải quyết những thắc mắc của
người dân, đặc biệt là nông dân nghèo, hơn là chỉ thực hiện theo các chương trình từ trên đưa xuống một cách thụ động. Mặt khác phải khuyến khích người lao động cải tiến công cụ lao động, thói quen, tập quán canh tác để tăng năng suất lao động của mình.
Về dài hạn, giáo dục sẽ là giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhà nước đã có chính sách miễn học phí cho con em các hộ nghèo nhưng các khoản đóng góp như kinh phí xây dựng trường và các khoản đóng góp khác vẫn là quá sức đối với hộ nghèo. Ngoài ra, những kinh phí liên quan đến sách giáo khoa, vở học và dụng cụ học tập khác cũng là một cản trở đối với việc đi học của con em hộ nghèo. Do đó, nếu nhà nước hay chính quyền địa phương có chính sách miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp thì đây có thể là động lực lớn giúp hộ nghèo cho con đến trường. Thậm chí nếu nguồn lực cho phép thì cũng nên cấp sách giáo khoa miễn phí cho con em hộ nghèo, hay chí ít thì cũng cấp những đầu sách quan trọng, còn không thì có thể cho mượn.
Khuyến khích và hình thành các chương trình hoặc các hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại địa phương nhằm giúp đỡ trẻ em con gia đình nghèo có thể đi học được ở các trường phổ thông và không phải bỏ học sớm. Những hình thức hỗ trợ của cộng đồng có thể là những hình thức cấp học bổng, tặng sách hay hỗ trợ tiền học phí… Trong đó, học bổng là động lực kích thích các em ham học hơn, tự tin hơn và học tốt hơn, không trông chờ vào chế độ miễn giảm học phí..
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm đến nguyện vọng được đi học của các nhóm đối tượng như trẻ em dân tộc thiểu số, người di cư tự do nghèo. Những nhóm này vì những lý do đặc biệt nên thường ít được tiếp cận với giáo dục, những biện pháp hỗ trợ cần thiết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhóm người này.
3.2.6 Chính sách đối với người nghèo là dân tộc ít người
Chính sách dân tộc có tác động mạnh mẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, tạo cơ hội cho người dân được hưởng tiếp cận với nhiều các dịch vụ y tế, giáo dục chăm sóc sức khỏe. Trong thời gian tới, để chính sách dân tộc thực sự đi vào đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách của địa phươnhg cần phải thay đổi tư duy trong quá trình soạn thảo chính sách, luôn gắn tập quán người dân phù hợp với các chính sách đặt ra cũng như nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương để quá trình triển khai các chính sách đạt hiệu quả thiết thực. Các vấn đề cụ thể:
- Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số hòa nhập trong sản xuất và sinh hoạt với cộng đồng rộng hơn là thôn buôn của mình đặc biệt là khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế cũng như thông tin. Đầu tư xây dựng các tuyến đường liên buôn, xã-buôn để đảm bảo giao thương hàng hóa.
- Để tránh tụt hậu quá xa và xóa đi cách biệt, việc quan trọng đầu tiên phải làm là đồng bào dân tộc thiểu số cần được trang bị kiến thức và trình độ học vấn nhiều hơn. Riêng việc đến trường, phải có thêm những khuyến khích để trẻ em người dân tộc thiểu số đến trường nhiều hơn. Khuyến khích những giáo viên người dân tộc về dạy học cho đồng bào mình, như vậy người dạy có thể sử dụng cả hai ngôn ngữ để truyền đạt cho người học tiếp thu dễ dàng và nhớ lâu. Chính quyền địa phương nên xem xét giành kinh phí để cải thiện chất lượng dạy và học ở các trường nội trú. Tổ chức đào tạo nghề tại địa phương cho con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và trẻ em tàn tật.
- Giám sát, đánh giá chất lượng khám chữa bệnh cho người nghèo tại trạm xá và các cơ sở y tế khác theo hình thức cấp thẻ BHYT miễn phí cho người dân tộc ít người. Nhằm giúp các hộ người dân tộc thiểu số có thể được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, trước mắt cần đào tạo nâng cao trình độ của lực lượng sẵn có, lưu ý những cán bộ dân tộc thiểu số. Nâng cao số lượng và chất
lượng những dịch vụ y tế giành cho trẻ em. Chính quyền địa phương nên chủ động liên kết với các bệnh viện trong cả nước để có thêm nhiều đợt khám và chữa bệnh miễn phí cho các hộ dân tộc nghèo. Và như đã bàn trong phần về giảm quy mô hộ, cần phổ biến kiến thức để cải thiện nhận thức của người dân tộc, đặc biệt là người nghèo, về tầm quan trọng của kế hoạch hóa gia đình.
3.3 Các khuyến nghị
3.3.1 Đối với nhà nước và địa phương
Cần hoàn thiện các quy định pháp lý đối với các tổ chức cấp tín dụng cho người nghèo. Xây dựng các thiết chế tài chính đủ mạnh nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính và cung cấp vốn cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở địa phương. Việc bắt buộc các ngân hàng thương mại dành một phần vốn huy động cho công tác giảm nghèo cũng là một giải pháp tốt hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức các gói đấu thầu, tạo động lực cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác tham gia vào công tác cấp vốn cho hộ nghèo, tạo nỗ lực tổng hợp của cả xã hội trong công tác giảm nghèo.
3.3.2 Đối với các tổ chức tài chính cấp vốn cho người nghèo
Trước tiên cần thay đổi quan điểm cũ cho rằng cho vay đối tượng hộ nghèo chứa đựng nhiều rủi ro và người nghèo không có khả năng hoàn trả nợ. Thực tế, mức rủi ro cao của đối tượng người nghèo xuất phát từ công tác giám sát, kiểm tra và tổ chức cho vay. Thực tế cho thấy nếu quy mô vốn vay vừa phải, mục đích sử dụng vốn tốt người nghèo hoàn toàn có khả năng trả nợ.
Tín dụng cho người nghèo ở nông thôn nên được song hành với cơ chế thị trường tích hợp các chính sách giảm nghèo của nhà nước. Như vậy, quyết định cấp tín dụng phải căn cứ trên khả năng trả nợ và ý thức trả nợ của hộ nghèo và chính sách cụ thể của chính phủ đối với từng địa phương.
KẾT LUẬN
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về vốn tín dụng, công tác giảm nghèo và đánh giá được thực trạng xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương trong cả nước có liên hệ với kinh nghiệm quốc tế. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu về thực trạng tình hình kinh tế xã hội của huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk là cơ sở cho các phân tích sâu hơn ở các xã lựa chọn.
Từ cơ sở phân tích thực trạng của huyện, hai xã điển hình đã được lựa chọn để điều tra phân tích các số liệu thu thập được nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn vay và hiệu quả cũng như sự đa dạng hóa nguồn thu nhập của người nghèo. Phân tích khái quát kết quả điều tra cho thấy rằng, nguồn vốn tín dụng mà các hộ nghèo tiếp cận được chủ yếu là từ NHCSXH, tiếp theo là NHNo&PTNT và sau đó là nguồn vốn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo khác, các khoản vay chủ yếu là trên 7 triệu đồng (chiếm 87%). Đi sâu vào phân