* Ƣu điểm
- NH có quy định rõ về những hồ sơ, chứng từ cần thiết phù hợp cho những món vay khác nhau.
- Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tục hồ sơ vay vốn theo một trình tự đƣợc kiểm soát chặt chẽ.
- Công tác lƣu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ cho vay đƣợc thực hiện một cách khoa học, tạo điều kiện cho việc quản lý và theo dõi món vay.
- Việc luân chuyển chứng từ đƣợc diễn ra tuần tự theo từng khâu, mỗi chứng từ phát sinh đều có căn cứ từ một chứng từ khác liên quan, vì vậy đảm bảo quá trình kiểm soát dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin KH, tài sản đảm bảo, món vay…đƣợc nhất quán xuyên suốt quy trình.
- Trong quá trình lập hồ sơ cho vay, đã đƣợc kiểm duyệt một cách tỉ mỉ, rõ ràng. Bên cạnh đó, khi khoản vay đƣợc đảm bảo bằng tài sản đảm bảo thì việc kiểm soát, xác minh tài sản đó là có thực, và đúng giá trị của nó.
* Nhƣợc điểm:
- Số lƣợng hồ sơ, chứng từ đòi hỏi trong một nghiệp vụ cho vay vẫn còn nhiều, mang nặng thủ tục giấy tờ, gây khó khăn cho KH trong việc lập hồ sơ xin vay vốn.
- Mỗi chứng từ phát sinh đều cần chữ ký xác nhận của KH nên gây khó khăn cho cả KH và NH. Đôi khi, KH sẽ không hài lòng vì phải kiểm tra quá nhiều chứng từ, mỗi chứng từ có thể từ một đến nhiều trang gây tốn thời gian, bên cạnh đó là việc phải ký chứng từ này đến chứng từ khác làm KH không hài lòng.
- Các quy trình tín dụng chủ yếu chú trọng đến hình thức và nhằm mục đích đáp ứng tính đầy đủ về thủ tục pháp lý nhiều hơn là chú trọng tính kiểm soát ( Chứng từ giao dịch với khách hàng chỉ có chữ ký của khách hàng và kế toán thu nợ không có chữ ký của thủ quỹ hay Giám đốc).
- Vẫn còn thiếu việc kiểm soát khoản vay khi đã tiến hành phát vay dẫn đến có trƣờng hợp sử dụng vốn vay sai mục đích.