3.4.2.1 Chuẩn mực và hệ thống kế toán áp dụng
Các báo cáo tài chính của Ngân hàng đƣợc lập phù hợp với Hệ thống Kế
toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 04 năm 2004 do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005; Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 10 tháng 7 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2006 quy định về việc sửa đổi các tài khoản kế toán áp dụng cho các Tổ chức Tín dụng; Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức Tín dụng; Thông tƣ số 210/2009/TT- BTC hƣớng dẫn áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và các chuẩn mực Kế toán Việt Nam khác do Bộ Tài chính ban hành bao gồm:
- Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc
ban hành và công bố 4 chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 1).
- Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc
ban hành và công bố 6 chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 2).
- Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003 về việc
ban hành và công bố 6 chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 3).
- Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 về việc
ban hành và công bố 6 chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 4).
- Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc
ban hành và công bố 4 chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 5).
3.4.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán
- Ngân hàng cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, và theo quyết định
số 66/QĐ-HĐTV-KHDB ngày 22/01/2014, quy định cụ thể các nguồn vốn cho vay, đối tƣợng cho vay, mức vay cho các đối tƣợng và thời hạn cho vay,…
- Ngân hàng đang áp dụng hình thức kế toán bằng máy vi tính (cụ thể là hình thức chứng từ ghi sổ) thực hiện theo quyết định số 32/2006/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 7 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành quy định về kế toán trên máy vi tính đối với Ngân hàng Nhà nƣớc, các Tổ chức tín dụng.
- Phần mềm kế toán Ngân hàng đang áp dụng là phần mềm IPCAS II.
a. Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ
- Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã đƣợc ghi nhận trên chứng từ kế toán đều phải phân loại trên chứng từ kế toán. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
- Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng duyệt trƣớc khi ghi sổ kế toán.
b. Các loại sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
c. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
(Nguồn: Tổng hợp kết quả tìm hiểu, quan sát tại NHNo & PTNT huyện Long Mỹ 2014).
Qua hình 3.3, ta thấy:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dƣ của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập Báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi
sổ. Tổng số dƣ Nợ và Tổng số dƣ Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dƣ của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
* Nhận xét: Mẫu sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ đơn giản, dễ ghi chép. Tuy nhiên, số lƣợng ghi chép nhiều thƣờng xuyên xảy ra trùng lặp, việc kiểm ra vào cuối kỳ cuối tháng nên việc cung cấp xảy ra chậm. Vì thế, việc hạch toán chứng từ trên phần mềm máy tính giúp cho việc xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn.