Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT huyện

Một phần của tài liệu phân tích quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long mỹ (Trang 86)

huyện Long Mỹ

4.2.2.1 Mục đích của quy trình kiểm soát

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng đƣợc thiết lập nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, chính sách của Ngân hàng. Việc thực hiện quy trình kiểm soát hoạt động cho vay là một trong những nhiệm vụ căn bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ . Do đó mục tiêu chính của quy trình kiểm soát hoạt động cho vay cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của quy trình kiểm soát là:

- Xây dựng một môi trƣờng kiểm soát tốt.

- Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản an toàn có hiệu quả.

- Bảo đảm hệ thống thông tin, phần mềm IPCAS sử dụng đƣợc quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời, không lạm dụng và sử dụng trái quy định của Ngân hàng.

- Đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Cụ thể các mục đích chính của quy trình kiểm soát hoạt động cho vay là: Thứ nhất, nhằm phát hiện và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra ở hiện tại và tƣơng lai thông qua việc đánh giá quy trình cho vay, đảm bảo đúng quy trình, kiểm tra hồ sơ cho vay đầu đủ, tuân thủ đúng chính sách kế hoạch của Ngân hàng.

Thứ hai, tránh những thất thoát trong nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, tiền lãi, phí phải đƣợc hạch toán đầy đủ, chính xác. Đảm bảo những khoản vay lớn phải đƣợc tiến hành soát xét đúng quy định tránh những thiệt hại về tài sản có thể đe dọa đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Thứ ba, kiểm soát các khoản vay gần đến hạn thu lãi, tất toán tránh những khoản vay không trả đƣợc nợ, xem xét các khoản trích lập dự phòng tránh chi phí tăng quá cao ảnh đƣởng hoạt động của Ngân hàng.

Cuối cùng, bảo vệ tài sản của Ngân hàng và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích.

4.2.2.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nộ bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Hệ thống KSNB hoạt động cho vay vô cùng quan trọng trong quá trình nhận diện những rủi ro hay việc đánh giá hệ thống có đảm bảo chất lƣợng hay không. Vì vậy, em tiến hành khảo sát 10 nhân viên tín dụng và kế toán thu nợ trong Ngân hàng gồm 19 câu hỏi. Các câu hỏi xoay quanh 5 bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB để xem xét quá trình cho vay cũng nhƣ cán bộ tín dụng có đủ trình độ, năng lực chuyên môn của mình hay không. Bên cạnh đó phát hiện những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong Ngân hàng. Em lập đƣợc 5 bảng câu hỏi về 5 bộ phận kiểm soát hoạt động cho vay.

a. Môi trường kiểm soát

Bảng 4.7: Bảng câu hỏi tổng hợp về môi trƣờng kiểm soát trong hoạt

động cho vay tại NH

Stt Câu hỏi Tổng số lƣợng ngƣời khảo sát Tổng số lƣợng ngƣời trả lời Có Không Không áp dụng Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1 CBTD có đủ trình độ thẩm định món vay? 10 10 0 2 Có CBTD nào bị vi phạm kỷ luật trong quá trình thẩm định?

10 10 0

3 NH cấp trên có thƣờng xuyên ban hành, quyết định cho vay mới hay không?

10 10 0

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát bảng câu hỏi 4.7 trên ta thấy đƣợc 3 câu hỏi xoay quanh bộ phận môi trƣờng kiểm soát và phỏng vấn 10 nhân viên trong Ngân hàng cả 3 câu hỏi đều trả lời là ”có”.

Riêng đối với câu hỏi: ” Có CBTD nào bị vi phạm kỷ luật trong quá trình thẩm định?” thì có 10 câu trả lời là ”có”. Nguyên nhân là do trƣớc đây vào năm 2010 có một cán bộ đã lạm dụng quyền hành cho vay món vay lớn và

đƣợc khách hàng chi khoản hoa hồng lớn nên đã bị thôi việc. Trong những năm qua không còn trƣờng hợp nhƣ vậy xảy ra.

Vì vậy, việc cho vay còn phải đảm bảo về đạo đức cũng nhƣ trình độ chuyên môn để tiến hành thẩm định món vay của khách hàng đảm bảo chất lƣợng.

Ngân hàng luôn cập nhật những thôn tin, văn bản cho vay từ Ngân hàng cấp trên đƣa xuống, đảm bảo cho vay đúng văn bản quy định.

b. Đánh giá rủi ro

Bảng 4.8: Bảng câu hỏi tổng hợp về đánh giá rủi ro trong hoạt động

cho vay tại NH

Stt Câu hỏi Tổng số lƣợng ngƣời khảo sát Tổng số lƣợng ngƣời trả lời Có Không Không áp dụng Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1 Trong năm, có nhiều món

vay hay không?

10 10 0

2 NH có cho 1 KH vay từ 2 món vay trở lên hay không? 10 10 0 3 NH có thu hồi nợ tốt không? 10 10 0 4 NH có nợ xấu không? 10 10 0 5 Nợ xấu có nằm trong kế hoạch hay không?

10 10 0

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát bảng câu hỏi 4.8 trên ta thấy đƣợc với 5 câu hỏi xoay quanh bộ phận đánh giá rủi ro và phỏng vấn 10 nhân viên trong Ngân hàng cả 5 câu hỏi đều trả lời là ”có”.

-Câu số 2: ” NH có cho 1 KH vay từ 2 món vay trở lên hay không?” có

10 câu trả lời là ”có” và không ai trả lời là ”không”. Qua đó ta thấy việc khách hàng vay vốn 2 món vay cùng 1 lúc là có xảy ra. Đồng nghĩa với việc sẽ có rủi ro trong quá trình thu lãi vì khi khách hàng vay nhiều món thì tiền lãi cũng

nhƣ vốn gốc khách hàng phải trả nhiều hơn vì vậy Ngân hàng nên xem xét khả năng trả nợ của khách hàng trong quá trình phát vay.

-Câu số 4: ” Ngân hàng có nợ xấu không?”. Có 10 câu trả lời là ”có” và

không ai trả lời là ”không”. Từ vấn đề này, ta tiến hành tìm hiểu nguyên nhân tại sao xảy ra nợ xấu trong bộ phận hoạt động kiểm soát.

c. Hoạt động kiểm soát

Bảng 4.9: Bảng câu hỏi tổng hợp về hoạt động kiểm soát trong hoạt

động cho vay tại NH

Stt Câu hỏi Tổng số lƣợng ngƣời khảo sát Tổng số lƣợng ngƣời trả lời Có Không Không áp dụng Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1 CBTD có đƣợc phân chia trách nhiệm đảm nhận hộ vay trong phạm vi của mình hay không?

10 10 0

2 Ban lãnh đạo có trực tiếp đi thẩm định món vay không?

10 10 0

3 CBTD có thực hiện đúng quy trình cho vay hay không?

10 8 2

4 Khi phát vay, kế toán thu nợ có chi tiền nhiều hơn cho KH hay không?

10 2 8 5 KH vay vốn có sử dụng đúng mục đích vay vốn không? 10 8 2 6 Có chính sách bảo mật thông tin khách hàng hay không?

10 10 0

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát bảng câu hỏi 4.9 trên ta thấy đƣợc trong 6 câu hỏi xoay quanh bộ phận hoạt động kiểm soát và phỏng vấn 10 nhân viên trong

Ngân hàng có 3 câu hỏi đều trả lời là ”có” và có 3 câu trả lời là ”có” và ”không”.

Qua các câu trả lời là có ta thấy hoạt động kiểm soát của Ngân hàng kiểm soát khá chặt chẽ từ cấp lãnh đão đến cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề sai phạm không tránh khỏi từ phía chủ quan của một vài nhân viên trong Ngân hàng cũng nhƣ trong quá trình kiểm soát cho vay còn hạn chế.

Đa số các câu trả lời ”có” hoặc ”không” xoay quanh vấn đề kiểm soát trong khâu cho vay. Vậy những sai phạm, rủi ro khi phát vay dẫn đến cho vay sai đối tƣợng, sai mục đích vay vốn là do khách hàng hay liên quan đến KSNB không chặt chẽ.

- Nguyên nhân từ khách hàng: Trong câu hỏi số 5: ” KH vay vốn có sử dụng đúng mục đích vay vốn không?”, có 8 câu trả lời là ”có” và có 2 câu trả

lời là ”không” .Khi cho vay, khách hàng không sử dụng vốn vay đúng mục

đích, có rất nhiều trƣờng hợp cho thấy khách hàng vay vốn để sử dụng trong mục đích trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp nhƣng sau đó lại sử dụng vốn vào mục đích khác không nhƣ ban đầu. Ngân hàng sẽ không đảm bảo việc thu hồi nợ đúng quy định, ngoài ra trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ dẫn đến việc phát vay khách hàng cũng sai lãi suất. Vì trong quá trình thực tập, theo dõi chứng từ em nhận thấy đối với mỗi nhóm đối tƣợng, mỗi chính sách vay sẽ có lãi suất khác nhau.

- Nguyên nhân liên quan đến KSNB:

+ Trong câu hỏi số 3: ”Cán bộ có thực hiện đúng các quy trình cho vay hay không?”, có 8 câu trả lời là có, và có 2 câu trả lởi là ”không”. Nguyên nhân dẫn đến 2 nhân viên trả lời là ”không” là do trong quá trình phát vay hồ sơ cho vay quá nhiều nên đôi khi thiếu các loại giấy tờ trong hồ sơ vay. Tình trạng này dẫn đến việc phát vay cho khách hàng sẽ chậm trễ vì phải bổ sung các giấy tờ thiếu sót vào bộ hồ sơ vay vốn.

+ Trong câu hỏi số 4: ”Khi phát vay, kế toán thu nợ có chi tiền nhiều hơn cho KH hay không??”, có 2 câu trả lời là ”có”, và có 8 câu trả lởi là ”không”. Nguyên nhân dẫn đến 2 nhân viên nói ”có” là do nhân viên kế toán thu nợ trong giai đoạn giải ngân đã tiến hành phát vay cho khách hàng với số tiền nhiều hơn trong hợp đồng vay vốn, kế toán thu nợ bất cẩn trong việc kiểm tra số tiền trong quá trình thực hiện giải ngân. Cuối ngày khi ngân quỹ tiến hành kiểm tra, nếu sai sót kế toán thu nợ sẽ phải bù đắp số tiền chênh lệch khi phát vay.

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình hình nợ xấu của Ngân hàng xảy ra ngày càng tăng qua các năm từ năm 2011 đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn dƣới mức cho phép nhƣng vẫn nói lên quá trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay vẫn còn một vài hạn chế. Sau đây là tình hình nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long mỹ qua các năm đƣợc thể hiện trong bảng 4.10.

* Nhận xét:

Qua bảng 4.10 bên dƣới, ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long Mỹ tăng trƣởng dƣ nợ đều tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2012 so với năm 2011 dƣ nợ tăng 120.842 triệu đồng, tăng 27,06%. Năm 2013 so với năm 2012 dƣ nợ tăng 134.137 triệu đồng, tăng 23,64%, riêng 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trƣớc dƣ nợ tăng 81.135 triệu đồng, tăng 11,57%. Tính đến 30/06/2014 mỗi cán bộ tín dụng quản lý dƣ nợ cho vay là 60.397 triệu đồng (có 12 cán bộ tín dụng quản lý trực tiếp món vay), dƣ nợ/cán bộ tín dụng không cao nhƣng số món cho vay nhiều, nếu so với món vay tính đến 30/6/2014 tổng số món vay là 15.803 món vay, bình quân mỗi cán bộ tín dụng là 1.317 món vay là cao. Mặc dù dƣ nợ cho vay của chi nhánh cao nhƣng nợ xấu dƣới mức cho phép qua hàng năm (kế hoạch nợ xấu hàng năm không quá 1% trên tổng dƣ nợ), cụ thể:

Năm 2011 nợ xấu 1.588 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,36%/tổng dƣ nợ, năm 2012 là 2.324 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,41%/tổng dƣ nợ, năm 2013 là 2.499 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,36%/tổng dƣ nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2013 là 2.909 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,45%/tổng dƣ nợ, bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2014 là 5.556 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,77%/tổng dƣ nợ, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu dƣới mức cho phép. Tuy nhiên, số liệu trong bảng ta thấy riêng 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tăng cao, có số dƣ là 5.556 triệu đồng so với năm 2013 tăng 3.057 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 122%. Nguyên nhân tăng cao là do vài khách hàng vay vốn lớn, làm ăn thua lỗ, mất, sử dụng vốn vay sai mục đích nhƣ trên đã trình bày trên...Bình quân nợ xấu của một món vay tính đến 30/6/2014 là 57.28 triệu đồng (nợ xấu có số dƣ cao nhất là 800 triệu đồng, nhỏ nhất là 10 triệu đồng). Mặc dù nợ xấu cao và tăng qua các năm nhƣng so với tổng dƣ nợ, nợ khó thu hồi chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể năm 2011 nợ khó thu hồi là 484 triệu đồng, chiếm 0,11%/ tổng dƣ nợ, năm 2012 là 547 triệu đồng, chiếm 0,1%/ tổng dƣ nợ, năm 2013 là 480 triệu đồng, chiếm 0,07%/ tổng dƣ nợ, trong 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ nợ khó đòi ở mức 0,17% không tăng so với cùng kỳ năm 2013.

Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Long Mỹ từ năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2011 2012 2013 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013

Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng dƣ nợ 446.505 567.347 701.484 643.627 724.762 120.842 27,06 134.137 23,64 81.135 11,57 Tổng số món vay 13.210 14.848 16.164 10.683 15.803 1.638 12,40 1.316 8,86 5.120 47,93 Nợ xấu (Nhóm 3 – Nhóm 5) 1.588 2.324 2.499 2.909 5.556 736 46,35 175 7,53 2.647 90,99 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,36 0,41 0,36 0,45 0,77 0,05 -0,05 0,32 Số món vay (nợ xấu) (món) 55 82 80 99 97 27 49,09 -2 -2,44 -2 -2,02 Trong đó: - - - - - - - - - - - Nợ khó thu hồi đƣợc 484 547 480 1.122 1.200 63 13,02 -67 -12,25 78 6,95 Tỷ lệ nợ khó thu hồi (%) 0,11 0,1 0,07 0,17 0,17 -0,01 -0,03 0 Số món vay (khó thu hồi)

(món) 16 23 17 34 42 7 43,75 -6 -26,09 8 23,53

d. Thông tin và truyền thông

Bảng 4.11: Bảng câu hỏi tổng hợp về thông tin và truyền thông trong

hoạt động cho vay tại NH

Stt Câu hỏi Tổng số lƣợng ngƣời khảo sát Tổng số lƣợng ngƣời trả lời Có Không Không áp dụng Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1 CBTD có áp dụng đúng chính sách, thông tin cấp trên đƣa xuống về quy trình cho vay hay không?

10 10 0

2 Phần mềm sử dụng có phân quyền truy cập đối với CBTD và kế toán thu nợ hay không?

10 10 0

3 Kiểm soát viên có kiểm tra chứng từ khi phát vay hay không?

10 10 0

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát bảng câu hỏi 4.11 trên ta thấy đƣợc trong 3 câu hỏi xoay quanh bộ phận thông tin và truyền thông và phỏng vấn 10 nhân viên trong Ngân hàng trong đó cả 3 câu hỏi đều trả lời là ”có”.

Qua đây ta thấy nhân viên trong Ngân hàng đều áp dụng đúng chính sách từ cấp trên đƣa xuống và chấp hành đúng quy định.

Có sự phân quyền truy cập giữa các bộ phận, các chức vụ khác nhau. Ví dụ nhƣ cán bộ tín dụng chỉ nhập thông tin vay vốn cho khách hàng mới vào hệ thống máy tính, quyền truy cập tìm kiếm thông tin khách hàng chuyển qua bộ phận kế toán thu nợ theo dõi.

Có sự kiểm tra chứng từ của kiểm soát viên cho thấy quá trình kiểm soát khá chặt chẽ.

e. Giám sát

Bảng 4.12: Bảng câu hỏi tổng hợp về quá trình giám sát hoạt động

cho vay tại NH

Stt Câu hỏi Tổng số lƣợng ngƣời khảo sát Tổng số lƣợng ngƣời trả lời Có Không Không áp dụng Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1 Sau khi phát vay, CBTD

có theo dõi món vay hay không?

10 10 0

2 CBTD có kết hợp với lãnh đạo xã, thị trấn để theo dõi món vay của KH hay không?

10 10 0

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát bảng câu hỏi 4.12 trên ta thấy đƣợc trong 2 câu hỏi xoay quanh bộ phận giám sát và phỏng vấn 10 nhân viên trong Ngân hàng trong đó cả 2 câu hỏi đều trả lời là ”có”.

Ngân hàng thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi món vay để hạn chế việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu thông tin khách hàng cũng nhƣ thẩm định hồ sơ vay vốn hay theo dõi món vay đã giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng đã nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng để giúp cho

Một phần của tài liệu phân tích quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện long mỹ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)